Những di sản thiên nhiên độc đáo nhất thế giới
(08:54:15 AM 03/02/2015)1. Vườn quốc gia hồ Plitvice
Vườn quốc gia hồ Plitvice nằm ở miền trung Croatia. Đây là vườn quốc gia lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam châu Âu. Năm 1979, nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là một trong số các di sản tự nhiên đầu tiên trên toàn thế giới.
2. Vịnh băng Ilulissat Icefjord
Vịnh băng Ilulissat Icefjord nằm ở gần thành phố Ilulissat, đảo Greenland, Đan Mạch. Nơi này được đưa vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO từ năm 2004. Chèo thuyền và tận hưởng quang cảnh đẹp huyền ảo tại đây là trải nghiệm khó quên với nhiều du khách.
3. Vùng núi Shirakami Sanchi
Vùng núi Shirakami Sanchi nằm ở đảo Honshu, phía Bắc Nhật Bản. Vùng này còn có tên gọi khác là Kosai, đã được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO. Shirakami Sanchi là vùng núi lớn nhất Đông Á, gồm dải nguyên sinh rộng lớn.
4. Hệ thống hồ Ounianga
Hệ thống hồ Ounianga ở Châu Phi bao gồm 18 hồ kết nối với nhau, tạo thành một cảnh quan hồ nước tự nhiên đặc biệt, mang hình dạng, màu sắc tuyệt đẹp. Vùng hồ nằm giữa một khu vực rất khắc nghiệt của thế giới. Nơi này có các hồ nước mặn và hồ nước ngọt cách xa nhau. Ounianga trở thành Di sản thiên nhiên thế giới từ năm 2012.
5. Khu bảo tồn vịnh Glacier
Khu bảo tồn vịnh Glacier nằm ở khu vực ranh giới giữa Alaska (Hoa Kỳ) và Canada. Nơi này đã trở thành Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1979 với tên gọi “Các khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Glacier Bay, Tatshenshini-Alsek”. Trong khu Glacier còn có Logan – ngọn núi cao nhất của Canada với độ cao 5.959 m.
6. Quần đảo Socotra
Quần đảo Socotra nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ Dương, dài 250 km, bao gồm 4 hòn đảo chính và 2 đảo đá. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú và khác biệt, trong đó có những loài chỉ sinh sống ở Socotra mà không xuất hiện ở nơi nào khác trên thế giới. Quần đảo được đưa vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2008.
7. Đảo Reunion
Đảo Reunion là một hòn đảo nhỏ nằm ở Ấn Độ Dương. Đỉnh cao nhất của đao là Piton de la Neige, còn được gọi là Đỉnh núi tuyết với độ cao 3.070 m. Xung quanh đỉnh núi này có các đài vòng rất đẹp còn giữ được nét tự nhiên, hoang dã. Đỉnh núi cao thứ hai là Piton de la Fournaise với độ cao 2.632 m, được bao phủ bởi một hệ thống núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới.
8. Khu bảo tồn Cửu Trại Câu
Khu bảo tồn Cửu Trại Câu nằm ở miền Bắc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), còn được gọi là “Thung lũng chín làng”. Nơi đây khiến bất kỳ du khách nào tới cũng phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên. Cửu Trại Câu được hình thành trên dãy núi đá vôi trầm tích, nổi tiếng nhờ hệ thống hồ đa sắc, các thác nước nhiều tầng và các đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992.
9. Công viên quốc gia Te Wahipounamu
Công viên quốc gia Te Wahipounamu nằm ở New Zealand, là hệ thống bao gồm 4 vườn quốc gia nhỏ nằm gần nhau: Mount Cook, Mount Aspiring, Fiordland và Westland. Đỉnh của Mount Cook là đỉnh núi cao nhất New Zealand với độ cao 3.755m. Địa hình tự nhiên và sinh vật độc đáo, thể hiện sự thích nghi tiến hóa trên một phạm vi lớn đã giúp Te Wahipounamu trở thành Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1990.
10. Bờ biển Ningaloo
Bờ biển Ningaloo là một trong những điểm du lịch khám phá kỳ thú nhất ở Australia. Đặc biệt, Ningaloo có rặng san hô dài 260 km ở gần bờ và là rặng san hô dài nhất thế giới. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng bởi các mạch nước ngầm, hệ thống hang động và các núi đá vôi. Năm 2011, UNESCO đã đưa Ningaloo cùng rặng san hô vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới.
11. Hệ thống hang động Skocjan
Hệ thống hang động Skocjan ở Slovenia là một trong những hệ thống hang ngầm ẩm ướt dưới lòng đất lớn nhất thế giới, được cấu thành bởi sông Reka. Đây còn là một nơi thu hút các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng phong hóa đá vôi. Từ năm 1986, hệ thống hang Skocjan đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
12. Hệ thống đảo Aldabra Atoll
Aldabra Atoll nằm ở Seychelles tại Châu Phi, bao gồm 4 hòn đảo san hô lớn. Tuy nhiên, do nơi đây bị “cô lập” vì nằm ở vị trí bao quanh vùng nước lớn nên phần lớn du khách khó tiếp cận được vùng đất này. Nhưng vì thế, Aldabra không bị chịu sự tác động của con người. Vùng này trở thành thiên đường của rất nhiều loài sinh vật, trong đó có loài rùa khổng lồ nhất thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.