Chiêm ngưỡng 26 di sản thế giới mới
(20:29:07 PM 06/07/2012)
Mời các bạn chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp của năm di sản thiên nhiên, gồm Sangha Trinational, dãy núi Tây Ghats, di tích hóa thạch tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), hồ Ounianga sa mạc Sahara, rừng cột thiên nhiên Lena mới được công nhận năm nay và di sản hòa trộn cả hai yếu tố tự nhiên và văn hóa: quần đảo nam Palau.
1. Sangha Trinational
Nằm ở phía tây bắc Congo, nơi tiếp giáp ba nước Cameroon, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Trung Phi, di sản bao gồm ba công viên quốc gia liền nhau với tổng số diện tích hơn 750.000 ha.
Phần lớn diện tích di sản thiên nhiên này không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, nổi bật với hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới với hệ thực vật và động vật phong phú, bao gồm cả cá sấu sông Nile và cá săn mồi lớn Goliath Tigerfish.
Những khu rừng tập trung các loài thân thảo là nơi có quần thể voi rừng đông đúc, các cá thể đười ươi và tinh tinh có nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường của ba công viên quốc gia này đã duy trì được quá trình sinh thái và tiến hóa trên một quy mô rất lớn.
2. Dãy Tây Ghats, Ấn Độ
Lâu đời hơn dãy Himalaya, dãy núi Tây Ghats là một trong tám điểm nóng về đa dạng sinh học được chú ý nhất thế giới. Hệ sinh thái rừng của dãy này ảnh hưởng đến điều kiện thời tiết gió mùa Ấn Độ.
Các khu rừng tại đây là nơi sinh sống của ít nhất 325 thực vật hiện đang bị đe dọa trên toàn cầu, động vật, chim, lưỡng cư, bò sát và các loài cá.
3. Di tích hóa thạch tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Khu di tích trên đồi rộng 512 ha thuộc tỉnh Vân Nam chứa đựng các mẫu hóa thạch đầy đủ nhất của hệ sinh vật trong kỷ tiền Cambri (530 triệu năm trước) bao gồm cả sinh vật không xương sống và có xương sống.
4. Hồ Ounianga, Chad, sa mạc Sahara
18 hồ kết nối với nhau bao phủ diện tích 62.808ha trong khu vực Ennedi siêu khô cằn của sa mạc Sahara, tạo thành cảnh quan tự nhiên đặc biệt có vẻ đẹp tuyệt vời, màu sắc nổi bật. Hồ nước mặn, hồ nước muối và nước ngọt chia thành hai nhóm cách nhau 40km.
Nhóm Ounianga Kebir bao gồm bốn hồ lớn nhất, trong số đó có hồ nước mặn Yoan diện tích 358ha, sâu 27m chỉ duy trì sự sống của tảo và một số vi sinh vật. Nhóm thứ hai Ounianga Serir, bao gồm 14 hồ được ngăn cách bởi những cồn cát. Lau sậy phủ gần một nửa bề mặt các hồ này làm giảm sự bốc hơi.
Với 436ha, hồ nước ngọt Teli có diện tích bề mặt lớn nhất nhưng chỉ sâu dưới 10m, nhiều loại thủy sản sống ở đây, đặc biệt cá.
5. Rừng cột thiên nhiên Lena, LB Nga
Công viên quốc gia Lena, miền trung nước Cộng hòa Sakha (Yakutia), Nga nổi bật với các cột đá thiên nhiên đồ sộ cao đến 100m dọc theo bờ sông Lena.
Cảnh tượng ngoạn mục này được tạo ra do khí hậu lục địa khắc nghiệt trong khu vực với phạm vi dao động nhiệt độ hằng năm rất chênh lệch, từ -60°C vào mùa đông đến 40°C vào mùa hè. Quá trình đóng băng, tan băng đã tạo ra các rãnh sâu, mở rộng rãnh giữa các cột. Nhiều hóa thạch kỷ Cambri được phát hiện tại khu vực này, một số mẫu độc nhất vô nhị.
Quần đảo nam Palau
Cảnh tượng độc đáo của quần đảo nam Palau gồm 445 đảo đá vôi không người ở có nguồn gốc núi lửa như những cụm nấm nổi bật trên mặt biển màu ngọc lam bao quanh bởi các rạn san hô.
Hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều loại thực vật, chim và sinh vật biển bao gồm cả bò biển và ít nhất 13 loài cá mập. |
20 di sản văn hóa bao gồm: di sản khảo cổ tại thung lũng Lenggong (Malaysia), phong cảnh nông thôn tỉnh Bassari (Senegal), nơi sinh của Chúa Jesus, nhà thờ tại Bethlehem (Palestine), thành phố vùng biên Elvas (Bồ Đào Nha) và pháo đài, ngôi mộ Gonbad-e Quẽbus (Iran), phong cảnh Grand Pré (Canada), nhà hát opera ở Bayreuth (Đức), Thánh đường Masjed-e Jāmé of Isfahan (Iran), di chỉ khảo cổ Çatalhöyük (Thổ Nhĩ Kỳ), vùng mỏ Nord Pas de Calais (Pháp), thủ đô Rabat (Vương quốc Morocco), di tích Xanadu (Trung Quốc), di tích khảo cổ tại núi Carmel (Israel), hệ thống canh tác Subak, Bali (Indonesia), nhà nông thôn Hälsingland (Thụy Điển), mỏ thủy ngân tại Slovenia và Tây Ban Nha, thị trấn lịch sử Grand-Bassam (Pháp), khu mỏ chính ở Wallonia (Vương quốc Bỉ), khai thác ngọc trai ở Bahrain, thành phố Rio de Janeiro, Brasil.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.