Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:51:58 AM (GMT+7)
Mô hình sinh kế mùa lũ hỗ trợ chiến lược trữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long
(18:39:20 PM 26/01/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 26/1 tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Thí điểm mô hình sinh kế mùa lũ nhằm hỗ trợ chiến lược trữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” tại ba tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang.
>> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ >> Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ >> Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
Ảnh minh hoạ: IE
Với sự tài trợ 550 nghìn USD từ Công ty Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, dự án sẽ tập huấn và hỗ trợ nông dân tại tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang tại Đồng bằng sông Cửu Long để triển khai mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ, nhằm thay thế cho canh tác lúa vụ ba không bền vững.
Tại Hội thảo ông Đặng Kim Khôi - Giám đốc Viện chính sách chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn đưa ra các ý tưởng như: Hạ thấp đê, mở cống lấy nước đỉnh lũ, trồng lúa nổi luân canh hoa màu; hoặc chuyển từ ba vụ lúa sang hai vụ lúa chất lượng cao; thực hiện mô hình lúa-cá, lúa- tôm; Các khu chuyên canh nuôi trồng cá tra được tập trung lại, quy hoạch tốt hơn theo hướng thâm canh.
Tại hội nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Long An giới thiệu mô hình sinh kế mùa lũ đã thực hiện hiệu quả vừa như: Mô hình tôm càng xanh-lúa; Mô hình lúa nổi-hoa màu-thủy sản hoặc một vụ lúa-một vụ sen; Mô hình 2 lúa-cá tự nhiên, cây thủy sinh; Mô hình 2 lúa - vịt - cá… đều lãi gấp 3 lần so với trồng 3 vụ lúa/năm.
Bà Đinh Nguyễn Thị Hường, Trưởng Phòng Truyền Thông Đối ngoại phía Nam, đại diện nhà Tài trợ Coca Cola cho biết, dự án đang thực hiện giúp cộng đồng dân cư tiếp cận nguồn nước sạch, bảo vệ các nguồn nước tại các lưu vực sông thông qua các hoạt động bảo tồn và nâng cao nhận thức người dân.
Bà Hường mong muốn dự án tập trung vào việc tập huấn và hỗ trợ nông dân áp dụng các hệ thống canh tác mùa lũ như trồng các loại cây trồng có khả năng chống lũ lụt và chịu hạn, giúp người dân duy trì cuộc sống và gia tăng khả năng tích nước lũ của đất.
Kết quả dự án được chọn thực hiện trong 3 năm, với diện tích 450 ha; trong đó ở Đồng Tháp thực hiện dự án tại huyện Tháp Mười là 150 ha thực hiện mô hình canh tác sen; ở tỉnh Long An thực hiện dự án ở huyện Tân Hưng là 150 ha với mô hình trồng sen - du lịch sinh thái; ở tỉnh An Giang thực hiện dự án tại huyện Tri Tôn với diện tích 150 ha thực hiện mô hình lúa mùa nổi và nuôi thủy sản.
Dự án làm mô hình thí điểm sinh kế dựa vào nước lũ, từ đó giúp bảo tồn và khôi phục khả năng trữ nước cho đồng bằng vào khoảng 6,7 triệu m3 trữ lượng nước lũ /năm. Sau đó dự án sẽ được nhận rộng sang các tỉnh khác thông qua việc tiếp cận các quy hoạch sử dụng nước và đất của các tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất trong Chiến lược Trữ nước của Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyễn Văn Trí
Gửi ý kiến bạn đọc về: Mô hình sinh kế mùa lũ hỗ trợ chiến lược trữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.