Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 02:23:52 AM (GMT+7)
Xác cá voi 10 tấn trong rừng Amazon khiến chuyên gia bối rối
(09:42:38 AM 28/02/2019)(Tin Môi Trường) - Con cá voi lưng gù dài 11 mét được phát hiện đã chết trong rừng rậm Amazon, cách xa môi trường sống tự nhiên.
>> Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng >> Quái thú 1 tấn từ "trên trời rơi xuống" khiến giới khoa học bối rối >> Nhiều sản phẩm "Nhà Vinamilk" được gắn sao "Vị ngon thượng hạng" bởi các chuyên gia quốc tế >> Xôn xao diễn tập chữa cháy rừng khiến cây rừng phòng hộ nhuốm màu đen, trơ gốc >> Hội BVTN&MT Việ Nam cử chuyên gia về Bắc Giang tư vấn chữa bệnh cho Cây Di sản
Các chuyên gia Brazil không thể hiểu con cá voi xuất hiện trong rừng cây gỗ cách bờ biển 15 mét bằng cách nào, Mirror đưa tin. Xác cá voi được tìm thấy hôm 22/2 ở giữa tầng cây thấp trên đảo Marajo ngoài khơi bãi biển Araruna ở cửa sông Amazon. Nó có thể chết ở biển và bị xô vào rừng do biển động và thủy triều dâng cao.
Đội nghiên cứu đến từ cơ quan môi trường SEMA đã tới kiểm tra xác con cá voi non 12 tháng tuổi và thu thập thông tin giúp lý giải tại sao loài động vật biển có vú này lại trôi vào rừng. Trong video, con vật nằm giữa nền đất lầy lội bao quanh là rừng cây đước rậm rạp và không có dấu hiệu thương tích dễ thấy.
Trên trang Facebook của Viện Bicho D'agua trên đảo Marajo, các nhà sinh vật học nghi ngờ con cá voi bị mắc vào rừng cây đước sau khi bị sóng cao đánh dạt vào bờ. Theo Maritime Herald, nó có thể chết do nuốt phải rác thải nhựa. Nhóm 10 nhà sinh vật học gặp khó khăn trong chuyến đi đầu tiên tới chỗ xác cá voi. Mãi tới chuyến đi thứ hai, họ mới có thể thu thập mẫu vật thành công.
Cá voi lưng gù thường xuất hiện ở bờ biển đông bắc Brazil từ tháng 8 đến tháng 11. Đây là khu vực sinh sản quen thuộc của chúng. Sau đó, những con cá voi di cư tới Nam Cực để kiếm ăn. Nguyên nhân chính xác dẫn tới cái chết của con vật chỉ được xác định sau khi có kết quả khám nghiệm. Việc kiểm tra sẽ kéo dài 10 ngày. Nhà chức trách chưa có kế hoạch di dời xác con vật do kích thước, trọng lượng và vị trí của nó. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu sẽ tìm cách chôn xác nó và gửi bộ xương tới Bảo tàng lịch sử tự nhiên Goeldi ở Belem.
T.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...