Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 21/11/2024, 19:27:01 PM (GMT+7)
WWF công bố danh sách 10 loài nguy cấp bị buôn bán nhiều nhất tại các chợ của vùng Tam giác Vàng
(12:25:13 PM 02/11/2017)(Tin Môi Trường) - Theo một báo cáo mới ra của WWF, hổ, voi, gấu và tê tê là bốn loài trong số những loài bị buôn bán nhiều nhất tại Khu vực Tam giác Vàng – nơi giáp ranh giữa Lào, Thái Lan và Myanmar. Tê giác, sơn dương, chim hồng hoàng mỏ sừng, bò tót, báo và rùa cũng nằm trong số những loài nguy cấp bị bày bán ngang nhiên tại trung tâm buôn bán động thực vật hoang dã này.
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
Danh sách 10 loài bị buôn bán nhiều nhất được đưa ra dựa vào kết quả nghiên cứu của WWF về thị trường, cửa hàng, nhà hàng buôn bán động thực vật hoang dã và từ các báo cáo của tổ chức TRAFFIC, Mạng lưới Giám sát Buôn bán các loài Động thực vật Hoang dã. Chúng là những loài được thấy bán nhiều nhất, mặc dù là bất hợp pháp. Khách du lịch từ Trung Quốc và Việt Nam, là nhân tố chính thúc đẩy việc buôn bán bất hợp pháp này. Họ thường đến các khu vực MongLa và Tachilek tại Myanmar, khu vực biên giới như Boten và Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng tại Lào – những điểm nóng buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp.
Ông Chrisgel Cruz, Cố vấn kỹ thuật chương trình Chống buôn bán các loài hoang dã của WWF-Greater Mekong cho biết: “Hoạt động buôn bán bất hợp pháp, không có kiểm soát và thiếu bền vững đang đẩy quần thể hàng trăm loài hoang dã, không chỉ ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong mà còn trên toàn thế giới, vào tình trạng nguy hiểm. Các khu vực biên giới như Tam giác Vàng là nơi các hoạt động buôn bán này phát triển mạnh, và cũng là những nơi mà chúng ta phải có nhiều biện pháp mạnh nhằm bảo vệ các loài hoang dã.”
Rất nhiều hổ nuôi nhốt và hoang dã của châu Á bị buôn bán tại khu vực Tam giác Vàng. Số phận của chúng sẽ kết thúc tại các bàn tiệc, hoặc được sử dụng để ngâm rượu, làm thuốc và các đồ trang sức xa xỉ. Quần thể voi châu Á và châu Phi cũng đang bị đe doạ do việc buôn bán da voi ngày càng tăng, cùng với nhu cầu không hề giảm về ngà voi. Các trang trại nuôi nhốt gấu ngày càng phát triển tại khu vực. Gấu ngựa và gấu chó – chủ yếu bị bắt trong tự nhiên – thường bị nhốt trong những chiếc lồng chật hẹp để lấy mật, dùng cho các bài thuốc dân gian hoặc trong y học cổ truyền.
Tê giác châu Phi bị giết hại, với tốc độ 3 con một ngày, nhằm thoả mãn nhu cầu về sừng tê giác cho những quốc gia như Việt Nam, nơi mọi người coi sừng tê là biểu tượng của sự giàu có và được sử dụng trong y học cổ truyền. Sừng tê được coi là có thể chữa say rượu và sốt nhưng trên thực tế cấu tạo sừng tê cũng từ keratin, chất cấu thành móng tay, móng chân người và không có giá trị về y học. Hiện nay, xu hướng chế tác sừng tê giác thành những vật trang trí cũng đe doạ tới sự sinh tồn của loài này.
Một loài khác nữa, cũng có bộ phận cấu tạo từ keratin, là tê tê. Vẩy của chúng được săn lùng tại Trung Quốc và Việt Nam và điều này khiến chúng trở thành loài bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Hồng hoàng mỏ sừng có một chiếc mỏ đặc biệt, rất phù hợp cho việc chạm khắc giống như ngà voi. Nhu cầu cao từ Trung Quốc khiến quần thể loài này ngày càng sụt giảm.
Loài sơn dương, trông giống như dê và sống tại các vùng núi, bị buôn bán với giá cao tại Lào do nhu cầu về thịt, các bộ phận, và vị thuốc trong y học cổ truyền. Đã một thời, loài báo xuất hiện khắp Đông Nam Á, nhưng hiện chúng bị săn lùng để lấy da và hộp sọ và được buôn bán với số lượng lớn tại khu vực Tam giác Vàng.
Rùa, gồm rùa sống và đã được chế tác, cũng được bày bán khắp nơi. Rùa sống thường kết thúc số phận trên bàn ăn. Và cuối cùng, bò tót – loài to lớn nhất trong họ gia súc, đang bị sụt giảm quần thể nghiêm trọng trên toàn cầu do cặp sừng vô cùng ấn tượng của chúng. Các nhà sưu tập săn lùng và treo sừng của chúng trên tường như một chiến lợi phẩm.
WWF hợp tác với các chính phủ, các đối tác như TRAFFIC và các tổ chức Phi chính phủ tại địa phương, lĩnh vực tư nhân và các nhà thực thi pháp luật để giải quyết các vấn về buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã tại khu vực Tam giác Vàng và xung quanh đó. WWF, thông qua các hoạt động truyền thông trên toàn châu Á, kêu gọi các chính phủ đóng cửa ít nhất 20 chợ buôn bán động thực vật hoang dã vào năm 2020. Đây có thể là những chợ buôn bán trực tiếp, nhà hàng, cửa hàng hoặc các chợ trên mạng. Thêm vào đó, WWF nỗ lực thúc đẩy hỗ trợ thực thi pháp luật và hình phạt cho các tội về buôn bán động thực vật hoang dã trái phép. Các dữ liệu cũng được WWF chia sẻ rộng rãi tới các nhà chức trách để họ có thể biết nơi nào hoạt động buôn bán diễn ra tập trung nhất.
WWF cũng hỗ trợ những cán bộ kiểm lâm – những người mạo hiểm mạng sống của họ để gìn giữ các loài hoang dã khỏi bị săn bắn. Các cán bộ kiểm lâm được tập huấn và trang bị các thiết bị công nghệ cao nhằm chống lại các hoạt động tinh vi của các băng đảng tội phạm có tổ chức.
NGUYỄN PHƯƠNG NGÂN - WWF-Vietnam
Gửi ý kiến bạn đọc về: WWF công bố danh sách 10 loài nguy cấp bị buôn bán nhiều nhất tại các chợ của vùng Tam giác Vàng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.