»

Thứ bảy, 23/11/2024, 22:18:38 PM (GMT+7)

Voi có cặp ngà khủng tấn công người ở Đồng Nai

(13:43:31 PM 17/12/2013)
(Tin Môi Trường) - “Tôi biết con voi này hơn 20 năm trước. Giờ “ổng” cao tầm 5m, nặng hàng tấn, khôn cực kỳ và… “điếc không sợ súng”, đi nghênh ngang, giữa làng, giữa xóm...".

Mấy ngày qua, về xã Thanh Sơn (Định Quán, Đồng Nai), đi đâu chúng tôi cũng nghe bàn tán về đàn voi hơn chục cá thể, đặc biệt là con voi “chỉ thiên, chỉ địa”, đang phá hoại ruộng vườn, nhà cửa, đe dọa tính mạng người dân.


Tấn công người, phá ruộng rẫy...


Anh Nguyễn Văn Cao (ấp 4) ngồi trên chiếc chòi canh cao 7m che chắn lụp xụp chỉ tay ra cánh đồng mía, than thở: “Mấy ổng phá tàn canh, nhất là ông “chỉ thiên, chỉ địa”. Làm cách nào cũng không cản ổng được. Nếu không có cái chòi canh này, năm nay tôi không còn một cây mía để ăn”.


Anh Cao cho hay, 3 hôm trước, giữa đêm tối bà Đinh Thị Nghi (ấp 4) thấy ông voi “chỉ thiên, chỉ địa” mò vào rừng điều của mình. Trong lúc xua đuổi con voi này, bà đã bị nó đá bay vào đám cây mắt mèo nằm bất tỉnh. Cũng chính con voi này, 3 năm trước đã giày chết một cậu bé 15 tuổi tại xã này.

 


Một người dân đang cố cản ông “chỉ thiên, chỉ địa” xộc vào ruộng mía.


Anh Cao giải thích gọi con voi đực già là ông “chỉ thiên, chỉ địa”, bởi con voi này có cặp ngà dài cả mét nhưng một cái chĩa lên trời và một cái chĩa xuống đất.


“Tôi biết con voi này hơn 20 năm trước. Lúc bấy giờ “ổng” còn là một chú voi con 1-2 tuổi theo mẹ kiếm ăn ở khu này. Giờ “ổng” cao tầm 5m, nặng hàng tấn, khôn cực kỳ và… “điếc không sợ súng”, đi nghênh ngang, giữa làng, giữa xóm chẳng biết sợ ai” - anh Cao nói.


Ba năm nay, anh?Cao hợp đồng trồng mía cho Công ty Mía đường La Ngà. Thế nhưng, năm nào anh cũng thua lỗ, mà phần lớn là do mấy “ông bồ” phá ruộng mía. Như vụ mía năm nay, anh Cao trồng 5 mẫu mía, ước tính thu hoạch gần 300 tấn, thế nhưng voi đã ăn mất 60-70 tấn. Dấu chân của “ông bồ” để lại trên các cánh đồng mía lỗ chỗ dày đặc như tổ ông. “Tôi còn nợ công ty hơn 100 triệu đồng. Nhân viên công ty khuyên tôi đừng trồng mía nữa, trồng chỉ tổ cho voi ăn. Nhưng không trồng mía thì tôi biết trồng gì và lấy gì ăn” - anh Cao than thở.


Theo anh Nguyễn Minh Dũng - Chi hội phó ND ấp 4, ?ông “chỉ thiên, chỉ địa” mấy hôm nay mê đám bắp đang tới mùa thu hoạch của anh. “Hôm trước “ổng” về phá hết mấy sào bắp rồi. Tôi đang tìm cách bảo vệ số bắp còn lại. Với ông “chỉ thiên, chỉ địa”, các biện pháp xua đuổi truyền thống như gõ nồi niêu, dùng đèn rọi, thụt khí đá… chẳng ăn thua. Khi “ổng” đã vào ăn hoa màu tốt nhất là nên đứng nhìn, năn nỉ rồi… cười trừ, chứ xua đuổi thô bạo chỉ tổ làm “ổng” nổi điên rồi quần nát đám ruộng rẫy”- anh Dũng cho biết.


“Bó tay” trước đàn voi


Ông Nguyễn Hữu Ngạn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Thanh Sơn sau khi nghe chúng tôi phản ánh sự bức xúc của người dân đối với đàn voi, cũng bức xúc nói: “Tôi cũng là nạn nhân của đám voi này. Đám mía tôi trồng cũng đang bị voi phá tan hoang. Tôi nghe người dân kêu ca việc voi hoành hành nhiều rồi, nhưng khổ quá, không chỉ tôi mà cấp xã, cấp huyện cũng bó tay”.


Theo ông Ngạn, đàn voi đang phá nương rẫy bà con Thanh Sơn có khoảng hơn chục cá thể. Chúng chia thành 2 tốp hoạt động thường xuyên tại ấp 4, ấp 5, ấp 6. Thời gian chúng hoạt động vào khoảng từ 20 giờ- 4 giờ sáng. “Hiện tâm trạng người dân rất hoang mang, lo sợ và cũng rất bức xúc vì chính quyền chưa có biện pháp gì ngăn chặn hiệu quả. Các biện pháp xua đuổi voi như đốt lửa, đánh kẻng… không còn hiệu quả nữa. Chúng tôi chỉ có thể tổ chức lực lượng của xã cùng với kiểm lâm vận động, trấn an người dân tránh né voi rừng” - ông Ngạn nói.


Về hỗ trợ người dân bị voi phá hoại hoa màu, nhà cửa, ông Ngạn thông tin: “Năm 2011, chúng tôi giúp người dân dựng lại nhà, hỗ trợ gạo nếu bị voi phá hoại. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay chưa có trường hợp nào được hỗ trợ như thế”. Theo thống kê, từ tháng 1/10/2013 ở xã Thanh Sơn có 10 trường hợp người dân bị voi phá hoại hoa màu và làm sập nhà cửa.


Có một điều ai cũng thấy rằng số lượng voi càng ngày càng đông hơn và tấn công hoa màu, nhà cửa của người dân ở các khu vực dân cư sống ven Vườn quốc gia Cát Tiên càng ngày càng nhiều hơn. Trước đây để ngăn chặn voi phá rối, người dân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà đã tạo những hố nước trong rừng rồi cho muối vào nhằm tạo thức uống cho voi. Tuy nhiên, cách làm này chỉ được một thời gian, voi lại tấn công khu vực dân cư để tìm thức ăn...

 

Theo ông Ngô Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, xã đã nhiều lần đề nghị các cấp quản lý cần phải có biện pháp ngăn chặn và quy tụ đàn voi tránh gây hoang mang trong dân. Cụ thể là khẩn trương thực hiện dự án bảo vệ đàn voi bằng hệ thống hàng rào điện tử và giao toàn bộ khu rừng rộng 10.000m2 của Công ty Lâm nghiệp La Ngà cho Vườn quốc gia Cát Tiên quản lý.

Theo Trần Đăng (Dân Việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Voi có cặp ngà khủng tấn công người ở Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI