»

Thứ ba, 21/01/2025, 04:04:00 AM (GMT+7)

Voi Bản Đôn bị chém 200 nhát

(15:28:37 PM 25/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Con voi đực Pắc Kú ở du lịch sinh thái Bản Đôn, Đắk Lắk bị khoảng 200 nhiều vết chém sâu, bên mông voi bị mất hẳn miếng da.
Con voi Pắc Kú bị chém hàng trăm nhát. Ảnh: Báo Đắk Lắk.
 
Báo Đắk Lắk đưa tinđêm 17/10, con voi Pắc Kú được xích cho ăn trong rừng cách trụ sở công ty du lịch sinh thái Bản Đôn, huyện Buôn Đôn khoảng 1 km. Sáng hôm sau, người của công ty phát hiện con voi bứt đứt xích biến mất, xung quanh nơi cột voi có nhiều dấu chân và vết máu.
 
Lần theo dấu vết đó, khoảng hai tiếng sau, nhân viên công ty tìm thấy con voi bên bờ sông Serepok cách đó 5 km, khắp người voi có khoảng 200 vết chém sâu 4 - 5 cm, chiếc đuôi còn nguyên bộ lông đã bị chém hai nhát gần đứt, một bên mông voi bị mất hẳn một miếng da.
 
Tình trạng sức khỏe của Pắc Kú rất yếu, nó đang được nhân viên bôi thuốc chống nhiễm trùng và chăm sóc chữa chạy. Pắc Kú 30 tuổi, nặng 3 tấn, cao hơn 2 m, cặp ngà dài hơn 70 cm, đường kính hơn 7 cm. Nó được mua về từ Gia Lai để phục vụ du lịch cách đây hai năm. Tháng 6/2010, con voi này từng bị kẻ xấu cột chặt vào gốc cây để cưa trộm ngà nhưng đã vùng đứt xích chạy thoát được.
 

Nhân viên khu Du lịch sinh thái Bản Đôn buồn rầu nhìn con voi bị trọng thương. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

 

Sự việc với voi Pắc Kú một lần nữa cho thấy thảm cảnh của voi ở Việt Nam hiện nay. Hồi tháng 8, xác hai con voi một đực một cái đang bị phân hủy được phát hiện tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, trên địa bàn Đắk Lắk. Trong đó xác voi đực đã bị xẻ lấy một phần xương mặt và một đoạn vòi đã bị rời ra. Đây là con voi đực độc nhất trong đàn của nó.
 
Tại Đắk Lắk, voi nhà và voi rừng chiếm số lượng lớn nhất cả nước, gồm khoảng 80 đến 100 con thuộc loài voi châu Á. Tuy nhiên, do tình trạng phá rừng gây hại sinh cảnh sống, cũng như khả năng sinh sản kém, số lượng voi rừng ngày càng giảm.
 
Ngay cả những con voi nhà cũng không được tận hưởng cuộc sống an toàn. Vào tháng 4/2011, giới chức Đà Lạt bắt chủ của một con voi có tên Beckham vì người này âm mưu giết nó để lấy cặp ngà. Người ta tìm thấy xác của nó trong một khu rừng, bị buộc vào một thân cây và những dây chằng ở hai chân sau bị cắt. Cơ quan công an nói rằng người chủ của con voi cùng hai người khác đã cưa cặp ngà của Beckham trước khi giết nó.
 
Có một số trường hợp voi phá rẫy khiến người dân phải đặt bẫy hoặc xua đuổi chúng. Tuy nhiên lý do lớn nhất khiến voi bị săn bắn là để lấy ngà làm đồ mỹ nghệ, lông đuôi voi để làm trang sức. Trung Quốc được cho là thị trường tiêu thụ ngà voi lớn nhất thế giới.

Thông tin về những con voi bị giết hại dã man đang khiến các chuyên bảo tồn phẫn nộ, họ cảnh báo rằng voi Việt Nam có thể bị tuyệt diệt nếu việc thực thi luật không nghiêm. Mới đây tờ New York Times có bài viết về tình trạng của voi ở Việt Nam, với tựa đề chua chát: "Cuộc tàn sát voi ở Việt Nam sắp xong". 

(Nguồn: Hương Thu/ VnExpress)
Từ khóa liên quan: chém, 200 nhát, voi Bản Đôn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Voi Bản Đôn bị chém 200 nhát

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI