»

Thứ hai, 20/01/2025, 09:09:29 AM (GMT+7)

Voi “hành quân” vào khu dân cư

(20:47:21 PM 22/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Ngày 22/2, Hạt kiểm lâm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã có báo cáo gửi Chi cục kiểm lâm về việc khoảng 10 con voi rừng đi thành đàn vào ăn, phá hoại ngô, khoai sắn của người dân tại ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Sự việc trên đã kéo dài hơn 10 ngày khiến người dân ngán ngẩm. Voi rất hung hăng, do đó người dân kiến nghị nhà nước cần có biện pháp ngăn ngừa để bảo vệ tài sản và tính mạng của họ.
 
Một con voi rừng con đang phá rẫy mía của dân

Được biết đàn voi rừng trên  là những cá thể voi đang được bảo tồn, trong đó có cả voi con, voi đực và voi cái sống trong các dải rừng kéo dài Vườn Quốc gia Cát Tiên đến Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.
 
Vào năm 2011, voi đã phá hoa màu, tông sập nhà và làm bị thương 2 người dân ở đây. UBND tỉnh Đồng Nai đã chi trả hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng cho người dân địa phương.
N. Phú (Người lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Voi “hành quân” vào khu dân cư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI