Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Voi - động vật có cảm xúc như người?
(13:55:44 PM 26/02/2014)
Hai chú Voi chơi đùa tại khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya.- Ảnh: CB PICTURES, WESTEND61/CORBIS
Chúng ta đều biết, loài voi đang gặp nguy hiểm. Con người đổ tiền vào việc săn bắt chúng để lấy ngà.
Đầu tháng này, chúng tôi được biết Gabon - một quốc gia Tây Phi đã mất hơn một nửa trong số 11.000 con voi trong 10 năm trở lại đây. Người ta săn voi nhiều đến nỗi mà một số nhà khoa học đã coi chúng là loài động vật sắp tuyệt chủng. Hiện nay, số lượng voi châu Phi hoang dã chỉ còn ít hơn 500.000 con và có lẽ chỉ có khoảng 32.000 con voi châu Á.
Voi không thể nào chống lại chúng ta, chúng không thể thắng được cuộc chiến săn bắt này.
Và nỗi sợ hãi trong tâm trí chúng, sự đồng cảm mà chúng cho nhau là các cảm xúc mà các nhà khoa học cuối cùng đã có thể chứng minh bằng thực nghiệm.
Voi có tình cảm: Một ví dụ khác
Tại sao phải làm thử nghiệm? Nghiên cứu về voi có đầy đủ các ví dụ về các loài động vật hành xử một cách tình cảm – chúng nhận biết và phản ứng với cơn đau của đồng loại. Chúng thậm chí thường hay hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Ở Kenya, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy những con voi mẹ và những con cái trưởng thành khác giúp voi con thoát khỏi bờ sông đầy bùn, tìm một con đường an toàn tới một đầm lầy, hoặc vượt qua hàng rào điện.
Các nhà khoa học đã phát hiện con voi giúp những người bị thương, lấy các phi tiêu tẩm thuốc mê từ đồng nghiệp của họ, và phun nước miếng vào vết thương của con khác.
Một con voi châu Phi hai tuổi trèo lên trên lưng mẹ trong công viên động vật Nyiregyhaza ở Budapest, Hungary, một ngày sau khi voi mẹ qua đời. Voi con ở gần cơ thể không còn sự sống của mẹ 14 giờ sau khi voi mẹ chết, và khóc sau khi xác voi mẹ bị mang đi.-Ảnh: ATTILA Balázs, MTI / AP
Ít nhất một lần, các nhà nghiên cứu đã quan sát một con voi cố giúp một con voi sắp chết khác, nó vừa cố dùng ngà và vòi để nâng đồng loại của mình, vừa rống lên vô cùng thảm thiết.
Không phải là các bằng chứng đó khiến các nhà khoa học nói rằng voi cũng như chúng ta là những sinh vật có tình cảm?
Đáng buồn thay, không phải. Vì nhiều lý do, các yếu tố khoa học, triết học, tôn giáo, kinh tế, chúng tôi đã đặt các thanh cực cao để nhận biết cảm xúc (không chỉ là sự giận dữ và sợ hãi) ở các loài động vật khác.
Việc nói voi (hoặc các loài động vật khác) có tình cảm đòi hỏi phải làm thử nghiệm, việc này là rất khó làm trong thế giới hoang dã. Để thấy rằng voi trải nghiệm những cảm xúc tương tự các loai khác cảm nhận, các nhà khoa học đã quan sát loài voi châu Á bị nhốt trong một công viên ở Thái Lan. Họ chú ý rằng khi một con voi lo sợ một điều gì đó, chẳng hạn như một con rắn ẩn trong bụi cỏ, họ ghi nhận hành vi của nó để xem liệu có thu được bằng chứng gì không.
Câu trả lời là có. Khi phản ứng với một việc căng thẳng, voi xòe tai ra, phe phẩy đuôi của nó, và đôi khi rống nhẹ. Các nhà khoa học quan sát voi hoang dã đã ghi nhận những hành vi tương tự.
Sự lan truyền cảm xúc
Cả trong tự nhiên và trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã quan sát thấy những con voi gần đó phản ứng với nỗi buồn của con voi khác theo cùng một cách. Họ gọi đó là sự lan truyền cảm xúc.
Voi cũng chạy đến đứng bên cạnh bạn bè của chúng, cọ vào thân nhau, và phát ra âm thanh êm dịu. “Đôi khi chúng thậm chí sẽ đưa vòi mình vào miệng của con khác, một cách thoải mái”, các nhà nghiên cứu nói.
Chúng ta cũng làm tương tự như khi xem một bộ phim kinh dị với một người bạn. Khi nhân vật chính bị đe dọa, chúng ta cảm thấy sợ hãi. Trái tim ta run rẩy, và để yên tâm, chúng ta nắm tay người bạn của mình.
Các nhà nghiên cứu cũng ghi lại những gì con voi đã làm khi chúng ở các bạn bè của chúng, nhưng không có gì căng thẳng xảy ra. Trong lúc đó, không con voi nào hành động một cách tình cảm.
Bằng cách so sánh hai loại sự kiện - căng thẳng và không căng thẳng- các nhà khoa học có thể nhận định rằng “lan truyền cảm xúc” chỉ xảy ra khi con voi nhìn thấy một con khác gặp nạn.
Một số nhà khoa học tranh luận rằng đây không phải là bằng chứng đầy đủ cho việc voi co tình cảm thực sự, rằng thí nghiệm không tiết lộ những gì đang xảy ra trong tâm trí của một con voi khi nó chạy đến giúp một người bạn hay tiếc thương đồng loại đã chết.
Thực tế là voi rất có nhận thức và tình cảm, có liên quan đến một số cử chỉ dành cho nhau.
Loài voi có biết chúng ta đang hủy diệt chúng?
Chúng ta không thể biết chắc chắn liệu loài voi châu Phi có biết rằng chúng đang bị tấn công, mà chúng ta đang săn lùng chúng trên khắp lục địa. Có rất ít con sống sót sau các cuộc săn bắn. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được những gì loài voi đã cảm nhận khi chứng kiến hoặc nghe thấy trong rừng trong khi bạn bè và người thân của họ trong gia đình khác đã bị làm thịt.
Chúng tôi có một số ý tưởng, tuy nhiên, vì ở Nam Phi vào cuối thế kỷ 20, các quan chức về động vật hoang dã cho phép giết toàn bộ voi tại một số công viên, chẳng hạn như Kruger. Các quan chức lo ngại rằng nếu số lượng voi tăng quá nhanh chúng sẽ tiêu thụ tất cả các thảm thực vật – vì vậy họ giết bớt những con voi.
Bằng cách nào đó, các con voi khác trong công viên biết điều này đã xảy ra. Có lẽ đó là do những tiếng kêu kinh hoàng khi các loài động vật bị bắn. Hoặc có lẽ do tiếng rên của những con bị giết phát ra.
Ngay sau khi hoạt động này xảy ra, thậm chí sau khi cán bộ kiểm lâm dọn sạch khu vực, loại bỏ tất cả các xác voi, những con voi khác sẽ đến xem. Chúng xem xét và ngửi mùi đất, sau đó rời đi và không bao giờ trở lại.
Các nhà quan sát nói rằng ngay cả khi các khu tiêu hủy voi có môi trường sống tốt, chúng vẫn chọn không sống ở đó.
Điều gì đang xảy ra ởnơi những kẻ săn trộm giết voi, bò? Liệu các loài động vật có thực sự đồng cảm với những gì mà những con vật khác phải chịu đựng? Liệu chúng có từ bỏ những nơi đáng sợ này mãi?
Những nghiên cứu vẫn chưa được thực hiện. Nhưng trong khi chờ đợi, liệu chúng ta có thể tìm cách giúp đỡ những con voi? Liệu chúng ta có thể đặt dấu chấm hết cho việc săn bắn?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.