»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:41:06 PM (GMT+7)

Việt Nam cần phải hành động cứng rắn để chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác

(19:35:07 PM 16/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước tình hình nạn săn trộm tê giác không có dấu hiệu suy giảm, Việt Nam cần phải mạnh tay hơn nữa với hoạt động buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp vẫn đang còn diễn ra mạnh mẽ, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. WWF phát đi lời kêu gọi trước hội nghị toàn cầu về buôn bán động thực vật hoang dã được tổ chức trong tuần tới tại Nam Phi.

Việt[-]Nam[-]cần[-]phải[-]hành[-]động[-]cứng[-]rắn[-]hơn[-]nữa[-]để[-]chấm[-]dứt[-]nạn[-]buôn[-]bán[-]sừng[-]tê[-]giác[-]

Việt Nam cần phải hành động cứng rắn hơn nữa để chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác -Ảnh: TL

 
Là một trong hai thị trường buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp lớn nhất thế giới, việc Việt Nam không đóng cửa được các thị trường bất hợp pháp, chặn đứng các mạng lưới buôn lậu, và truy tố những kẻ buôn bán bất hợp pháp sẽ là tâm điểm chú ý toàn cầu tại Hội nghị các nước thành viên Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) lần thứ 17 (CoP 17) được tổ chức tại Johannesburg từ ngày 24/9 tới 5/10 năm 2016. 
 
Đây sẽ là Hội nghị lớn nhất của CITES từ trước tới nay với sự tham gia của 181 quốc gia cùng với rất nhiều vấn đề cần thảo luận kể cả các vấn đề buôn bán các loài hoang dã liên quan tới voi, cá mập, tê tê và hổ. Với địa điểm tổ chức là Nam Phi, quốc gia đã mất hơn 6.000 cá thể tê giác vào tay những kẻ săn trộm kể từ năm 2007, trong đó có hơn 700 cá thể bị giết hại kể từ đầu năm tới nay, chắc chắn vấn đề tê giác sẽ là trọng tâm trong chương trình làm việc của CoP17. 
 
Mặc dù có nhiều bằng chứng về việc sừng tê giác được bán một cách công khai tại Việt Nam, các cơ quan thẩm quyền chưa có vụ bắt giữ sừng tê giác nào đáng kể và cũng không có vụ nào bị khởi tố. 
 
"Số liệu về thực thi pháp luật của Việt Nam cho thấy việc chấm dứt buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp và trợ giúp để cứu tê giác ở châu Phi không phải là ưu tiên của chính phủ" bà Ginette Hemley, Trưởng phái đoàn của WWF tham dự hội nghị cho biết. "Với khoảng ba cá thể tê giác bị săn trộm mỗi ngày, chúng ta không còn thời gian nữa. CITES cần phải cứng rắn hơn với Việt Nam: nhanh chóng thực hiện các biện pháp tích cực để giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác hoặc đối mặt với các cấm vận thương mại.” 
 
Cụ thể, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành quy định mới coi tội phạm về các loài hoang dã là "tội phạm nghiêm trọng” với mức án tối thiểu là bốn năm tù; áp dụng khung hình phạt cho đối tượng buôn bán sừng tê giác giả như buôn bán sừng tê giác thật, để tăng cường thực thi pháp luật và truy tố tội phạm; bắt giữ và truy tố triệt để những kẻ buôn bán và vận chuyển sừng tê giác. Nếu không, CITES sẽ kêu gọi các nước thành viên cấm buôn bán thương mại các loài hoang dã được liệt kê trong CITES với Việt Nam. 
 
Ngoài Việt Nam ra, CITES phải yêu cầu các quốc gia khác trong chuỗi buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác thực hiện nhiều hành động hơn nữa. Nam Phi đã dành nguồn lực đáng kể để ngăn chặn nạn săn trộm và đã có một số thành công, song các can thiệp lâu dài cần có sự tham gia của cộng đồng và cần giải quyết các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia.  Mozambique cần phải gia tăng nỗ lực để ngăn chặn những kẻ buôn lậu sử dụng lãnh thổ của mình và Trung Quốc - một trong những quốc gia tiêu thụ sừng tê giác lớn khác, cần tập trung vào việc giảm cầu.
 
"Cấm vận thương mại quốc tế là một công cụ quan trọng để bảo vệ các loài hoang dã, nhưng nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm ngăn chặn nạn săn trộm và buôn lậu, thì cấm vận không thể phát huy được hết hiệu quả. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức sẽ tiếp tục nhắm tới những loài đang bị đe doạ như chúng ta đang thấy đối với tê giác, voi và hổ” bà Hemley phát biểu thêm. 
 
Buôn bán ngà voi bất hợp pháp cũng sẽ là một chủ đề thảo luận chính của hội nghị. Với hàng chục ngàn cá thể voi châu Phi bị săn trộm hàng năm và lệnh cấm buôn bán ngà voi quốc tế đã có, CITES cần phải chú trọng vào các biện pháp để thắt chặt thực thi lệnh cấm này, đồng thời giải quyết các vấn đề căn bản đứng đằng sau nạn buôn bán ngà voi – tham nhũng, luật không đủ mạnh, thực thi pháp luật yếu ở các quốc gia trong chuỗi buôn bán ngà voi và nhu cầu ngập tràn châu Á.
 
Đặc biệt, 19 quốc gia châu Á và châu Phi có vai trò lớn trong vấn nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp phải thực hiện nghiêm Kế hoạch Hành động Quốc gia về Ngà voi của CITES. Hiện kế hoạch này đang bắt đầu cho thấy kết quả. Tuy nhiên, cần phải có những đánh giá độc lập về tiến trình thực hiện của từng quốc gia và những quốc gia nào không thực hiện kế hoạch này phải đối mặt với cấm vận buôn bán thương mại các loài trong danh mục của CITES. 
 
Đồng thời, các thành viên CITES cũng nên đưa ra những biện pháp bảo vệ cứng rắn hơn cho nhiều loài khác bao gồm tất cả 8 loài tê tê châu Á và châu Phi, cá mập đuôi máy đập và cá mập lụa, cá đuối quỷ, vẹt xám châu Phi, cây gỗ cẩm lai, rùa mai mềm và mai bằng.
 
Hội nghị sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia giảm hạn chế về buôn bán một số loài như loài chim cắt lớn và ngựa vằn núi Cape, những loài này đã phục hồi được quần thể sau khi được đưa vào Phụ lục I CITES – mức độ được bảo vệ khỏi buôn bán thương mại cao nhất. 
 
“Việc phục hồi các loài như loài chim cắt lớn cho thấy CITES có thể hoạt động hiệu quả và quần thể các loài có thể hồi phục nhờ lệnh cấm buôn bán và các nỗ lực bảo tồn.” Bà Hemley nhận xét. “Nếu  thế giới  có hành động quyết liệt tại Johannesburg, chúng ta có thể mong đợi nhiều câu chuyện thành công hơn nữa trong tương lai.”
 
Cùng với những đề xuất cụ thể về loài, hội nghị cũng sẽ giải quyết những vấn đề khác, có tác động tới sự thành công lâu dài như cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương, giải quyết nạn tham nhũng và giảm cầu các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp. 
Ban Biên Tập
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam cần phải hành động cứng rắn để chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI