»

Thứ hai, 20/01/2025, 22:02:32 PM (GMT+7)

Vẻ đẹp chim bói cá Việt Nam Tin ảnh

(14:06:29 PM 19/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Là một trong những nhóm chim cổ chiếm lĩnh hầu hết các vùng đất trên thế giới, chim bói cá ở Việt Nam có rất nhiều loài với màu lông biếc rực rỡ.

 

Loài[-]chim[-]bí[-]ẩn[-]Bồng[-]chanh[-]rừng[-]Alcedo[-]hercules[-]chụp[-]tại[-]Vườn[-]quốc[-]gia[-]Bi[-]Đúp-tỉnh[-]Lâm[-]Đồng.[-]Ảnh:[-]Lê[-]Khắc[-]Quyết.

Có khoảng 90 loài chim bói cá trên toàn thế giới. Việt Nam phát hiện 12 loài. Trong đó có loài chim bí ẩn “Bồng chanh rừng Alcedo hercules” trên hình vẽ nằm trong Sách đỏ. Chúng sống ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Tĩnh, Gia Lai. Phần trên cơ thể chim trưởng thành có nâu đen nhạt (mút lông xanh nhạt), giữa lưng và lông xanh da trời óng ánh. Hai bên cổ có vệt trắng. Má và tai đen nhạt có vệt xanh. Ảnh: Lê Khắc Quyết.

Sả[-]mỏ[-]rộng[-]Halcyon[-]capensis[-]chụp[-]tại[-]khu[-]vực[-]quần[-]đảo[-]Bà[-]Lụa-tỉnh[-]Kiên[-]Giang,[-]loài[-]này[-]rất[-]khó[-]gặp.[-]Ảnh:[-]Phùng[-]Bá[-]Thịnh.

Sả mỏ rộng Halcyon capensis chụp tại khu vực quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang, loài này rất hiếm gặp. Chúng sống định cư ở rừng dọc theo bờ sông, suối và ở độ cao 1.200 m. Ngoài ra chúng còn ở khu vực đồng bằng, gần ao hồ, cửa sông ven biển và rừng ngập nước. Tại Việt Nam, sả mỏ rộng phân bố ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây Ninh. Ảnh: Phùng Bá Thịnh.

Sả[-]đầu[-]nâu[-]Halcyon[-]smyrnensis[-]được[-]chụp[-]tại[-]Vũng[-]Tàu,[-]đây[-]là[-]loài[-]chim[-]bói[-]cá[-]nhưng[-]ít[-]ăn[-]cá,[-]chim[-]thường[-]kiếm[-]ăn[-]ở[-]các[-]vùng[-]đất[-]trống[-]trải.[-]Rắn,[-]chuột,[-]côn[-]trùng[-]là[-]món[-]ăn[-]khoái[-]khẩu[-]của[-]chim.[-]Ảnh:[-]Nguyễn[-]Hào[-]Quang.

Sả đầu nâu Halcyon smyrnensis chụp tại Vũng Tàu. Đây là loài chim bói cá nhưng ít ăn cá, chim thường kiếm ăn ở các vùng đất trống trải. Rắn, chuột, côn trùng là món ăn khoái khẩu của chúng. Ở Việt Nam, loài này xuất hiện ở khắp vùng từ đồng bằng đến miền núi nơi không cao quá 1.000 m. Ảnh: Nguyễn Hào Quang.

Bồng[-]chanh[-]tai[-]xanh[-]Alcedo[-]meninting[-]được[-]phát[-]hiện[-]trong[-]chuyến[-]Khảo[-]sát[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]các[-]loài[-]chim[-]tại[-]Khu[-]bảo[-]tồn[-]thiên[-]nhiên[-]Núi[-]Ông.[-]Ảnh:[-]Nguyễn[-]Hào[-]Quang.

Bồng chanh tai xanh Alcedo meninting được phát hiện trong chuyến khảo sát đa dạng sinh học các loài chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Ảnh: Nguyễn Hào Quang.

Bồng[-]chanh[-]đỏ[-]Ceyx[-]erithacus[-]một[-]đại[-]diện[-]của[-]nhóm[-]chim[-]bói[-]cá[-]chuyên[-]ăn[-]côn[-]trùng[-]và[-]sống[-]lẩn[-]khuất[-]ở[-]tầng[-]thấp[-]của[-]các[-]cánh[-]rừng[-]già.[-]Chim[-]được[-]phát[-]hiện[-]gần[-]biên[-]giới[-]Việt[-]Nam-Campuchia-tỉnh[-]Bình[-]Phước.[-]Ảnh:[-]Nguyễn[-]Hào[-]Quang.

Bồng chanh đỏ Ceyx erithacus - một đại diện của nhóm chim bói cá chuyên ăn côn trùng và sống lẩn khuất ở tầng thấp của các cánh rừng già. Chúng được phát hiện gần biên giới Việt Nam-Campuchia-tỉnh Bình Phước. Ảnh: Nguyễn Hào Quang.

Bồng[-]chanh[-]thường[-]Alcedo[-]athis[-]đây[-]là[-]loài[-]chim[-]bói[-]cá[-]duy[-]nhất[-]phổ[-]biển[-]khắp[-]thế[-]giới[-]và[-]cũng[-]là[-]loài[-]chim[-]thường[-]gặp[-]nhất[-]ở[-]nước[-]ta.[-]Ảnh:[-]Nguyễn[-]Hào[-]Quang.

Bồng chanh thường Alcedo athis là loài chim bói cá duy nhất phổ biển khắp thế giới và cũng là loài chim thường gặp nhất ở nước ta. Ảnh: Nguyễn Hào Quang.

Sả[-]đầu[-]đen,[-]Halcyon[-]pileata[-]đây[-]là[-]loài[-]chim[-]bói[-]cá[-]sống[-]ở[-]rừng[-]ngập[-]mặn[-]khá[-]hiếm[-]ở[-]nước[-]ta.[-]-[-]Ảnh:[-]Mikhail.

Sả đầu đen Halcyon pileata - loài chim bói cá sống ở rừng ngập mặn khá hiếm ở nước ta. Ảnh: Mikhail.

Bói[-]cá[-]lớn,[-]Ceryle[-]lugubris[-]đây[-]là[-]loài[-]chim[-]bói[-]cá[-]sống[-]ở[-]rừng[-]ngập[-]mặn[-]ở[-]nước[-]ta.[-]-[-]Ảnh:[-]Arun[-]P.Singh

Bói cá lớn Ceryle lugubris. Đây là loài chim bói cá sống ở rừng ngập mặn ở nước ta. Chúng làm tổ ở bờ sông, suối, trong hang. Bói cá lớn sống ở gần sông suối, đầm hồ ở vùng núi và trung du nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Ở Việt Nam thấy loài này ở Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Lạng Sơn, Nam Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: Arun P.Singh.

Sả[-]khoang[-]cổ[-]Halcyon[-]chloris[-]đây[-]là[-]loài[-]chim[-]bói[-]cá[-]sống[-]ở[-]rừng[-]ngập[-]mặn[-]ở[-]nước[-]ta.[-]-[-]Ảnh:[-]Phùng[-]Mỹ[-]Trung

Sả khoang cổ Halcyon chloris là loài chim bói cá sống ở rừng ngập mặn nước ta. Việt Nam gặp loài này từ đèo Hải Vân trở vào các tỉnh Nam bộ như Trà Vinh, An Giang. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

(Theo VNE/ VnCreatures)
Từ khóa liên quan: chim bói cá, Việt Nam, động vật
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vẻ đẹp chim bói cá Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI