Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Tuyệt đẹp các loài chim ở Nam Tây Nguyên 
(11:53:56 AM 10/07/2012)
|
Chim hút mật (Nectariniidae). Thức ăn của phần lớn các loài hút mật là mật hoa, một số loài ăn cả sâu bọ khi nuôi chim non. Việt Nam đã bắt được các vật mẫu của loài chim hút mật ở Di Linh, Tây Ninh, Biên Hòa và Phú Quốc. |
|
Cận cảnh chim Cu Rốc lớn. Có 84 loài trên thế giới, trong đó Việt Nam có 10 loài chim Cu Rốc. Đặc trưng của chúng có mỏ và đầu rất lớn, loài lớn nhất có trọng lượng trung bình khoảng 210 g, dài khoảng 33 cm. Chúng sống trong môi trường tự nhiên là các khu rừng, ăn côn trùng và trái cây. Quả sung là thức ăn ưa thích nhất của chúng. Cu Rốc được cho là tác nhân quan trọng trong việc phát tán hạt giống trong các khu rừng nhiệt đới. |
|
Chèo bẻo xám (Dicrurus leucophaeus baker). Ở Việt Nam chèo bẻo xám làm tổ ở các vùng rừng núi thuộc các tỉnh ở bắc bộ, nhưng số lượng không nhiều, mùa đông chúng di cư xuống phía nam. Chèo bẻo xám có đặc điểm: mặt lưng xám tro xám có ánh thép xanh, mặt bụng xám tro hơi nhạt hơn, có ánh thép rất mờ, cánh và đuôi xám có ánh tím và lục, phần bị che khuất của lông cánh đen nhạt. |
|
Chim Họa mi Langbiang (Crocias langbianis) – một trong những loài đặc hữu của Việt Nam. Hoạ mi Langbiang hay còn được gọi là Mi núi Bà là loài chim quý hiếm thuộc bộ Sẻ, họ Khướu. Loài chim này chỉ có thể được tìm thấy ở độ cao trên 1.500 m. |
|
Chim Xanh (Chloropseidae). Chúng là một trong ba họ chim đặc hữu của vùng sinh thái Indomalaya. Các loài chim này có hình dáng giống như chào mào (Pycnonotidae), sinh sống trong các khu rừng. Mặc dù nhóm này có xu hướng màu nâu xám, chúng có dị hình lưỡng tính, với chim trống có bộ lông màu xanh lục và vàng. Các loài Chim Xanh thường ăn quả, mật ong và đôi khi ăn cả sâu bọ. Chúng có lưỡi nhọn, thích hợp với việc ăn mật. Chúng đẻ 2-3 trứng trong tổ trên cây. |
|
Chim Cành cạch đen (Hypsipetes leucocephalus Gmelin). Ở Việt Nam, về mùa đông phân loài này có ở các vùng núi rừng từ biên giới phía bắc cho đến đèo Hải Vân, Lâm Đồng (Bidoup Núi Bà). Chim đực trưởng thành có đặc điểm đầu, cổ và phần trên ngực trắng. Toàn phần còn lại của bộ lông đen hay nhạt, thỉnh thoảng có vệt nâu. Dưới đuôi thỉnh thoảng có viền trắng. Chim cái có bộ lông như chim đực nhưng mặt bụng thường màu xám thẫm. Bộ lông của phân loài này có nhiều biến đổi, có thể gặp những cá thể mà đầu có ít nhiều lông đen. |
|
Chim Phướn lớn (Green-billed Malkoha). Đây là loài chim có lông mặt lưng xám đen thẫm, hơi ánh lục, lông cánh và lông đuôi màu hơi thẫm hơn nhưng ánh lục cũng nhiều hơn, các lông đuôi có phần mút trắng, lông ở cằm, họng và ngực tua ra; ngực và bụng xám. Ở Việt Nam, loài này có ở phần Nam Trung bộ và Nam bộ. Chúng thường sống ở các ven rừng những chỗ có cây cối rậm rạp. |
|
Chim Cu rốc đầu đỏ (Megalaima asiatica). Ở Việt Nam, loài này có ở hầu hết các vùng, những chỗ có nhiều cây cối rậm rạp và không cao quá 800 m. |
|
Chim hút mật họng hồng. Trên hình là chim trống. Con trống có đặc điểm: Đỉnh đầu lục ánh thép có phớt ánh vàng; trước mắt, má, tai, hai bên và trên cổ, lưng trên, các lông cánh thứ cấp phía trong và lông bao cánh đen nhung; lưng dưới, vai và những lông bao cánh kề vai, hông và trên đuôi xanh ánh đỏ. |
|
Chim hút mật họng hồng – Chim mái. Con mái có đặc điểm: mặt lưng lục vàng với các lông ở đỉnh đầu có vệt thẫm ở giữa lông; đuôi đen; cánh nâu hơi viền hung; lông đuôi giữa có viền trắng ở mút. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)