»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:22:04 AM (GMT+7)

Top 10 loài động vật nguy cấp trên thế giới

(08:15:25 AM 23/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Số lượng các loài động vật trong thế giới tự nhiên đang suy giảm từng ngày do tác động của môi trường và con người.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Cá tầm Trung Quốc. Cá tầm Trung Quốc là một trong những loài cá nước ngọt cổ xưa nhất. Chúng có thói quen di cư ngược dòng. Hiện nay, rất ít cá thể của loài này còn sót lại do con người đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Chim cánh cụt mắt vàng. Chim cánh cụt mắt vàng có nguồn gốc từ New Zealand. Đây là một trong những loài chim cánh cụt có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Số lượng cá thể đang suy giảm do khai thác gỗ rừng ven biển không hợp lý.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Chim kiwi. Chim kiwi là loài chim bản địa ở New Zealand. Chúng là loài dễ bị tổn thương và thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Bò biển Dugong. Bò biển Dugong là loài động vật biển lớn có vú. Chúng bị săn bắt trong hàng nghìn năm để lấy thịt, dầu và xương.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Khỉ mũi dài. Đây là một trong những loài khỉ lớn nhất có nguồn gốc từ châu Á. Số lượng cá thể khỉ mũi dài đang giảm trong thế giới hoang dã vì con người săn bắn và mất môi trường sống.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Cò mỏ giày. Cò mỏ giày là một con chim lớn với cái mỏ dài 24 cm. Nó sinh sống ở khu vực Đông Phi. Loài chim này đang trở nên dễ bị tổn thương trong vùng đầm lầy nơi chúng sinh sống.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Dơi ma. Những con dơi ma có màng cánh mỏng, đôi tai lớn và một cái mũi lớn. Chúng có nguồn gốc từ Australia.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Kền kền khoang cổ California. Đây là loài chim đất liền lớn nhất Bắc Mỹ. Kền kền khoang cổ California đứng trước bờ vực tuyệt chủng từ những năm 1980.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Giun đất khổng lồ Gippsland. Giun đất sống ở Australia có chiều dài trung bình khoảng một mét. Loài giun đất này được xếp vào danh sách động vật được bảo vệ.

 

Top[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]nguy[-]cấp[-]trên[-]thế[-]giới

Cá đi bộ Mexico. Cá đi bộ Mexico là loài động vật lưỡng cư sống ở Bắc Mỹ. Chúng gần như tuyệt chủng vì quá trình đô thị hóa và ô nhiễm nguồn nước.

TT (Theo China.org)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Top 10 loài động vật nguy cấp trên thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI