Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Top 10 ‘cao thủ’ ngụy trang trong lòng đại dương
(16:08:14 PM 21/01/2013)Dưới đây là 10 “cao thủ” biến hình tuyệt vời nhất trong lòng đại dương.
10. Cá Fangblenny sọc xanh
Fangblenny sọc xanh là loài cá nhỏ sinh sống chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới. Nó có một tấm áo sặc sỡ đầy màu sắc. Đây là loài cá đầu tiên được phát hiện có khả năng thay đổi màu sắc trên cơ thể để đánh lừa kẻ thù nguy hiểm của mình trong đại dương bao la, hoang dã, tiềm ẩn nhiều mối đe dọa rình rập.
Theo đó, tùy thuộc vào kẻ thù mà nó cố gắng trốn tránh, cá Fangblenny sọc xanh sẽ “thay hình đổi dạng” để ẩn mình vào trong môi trường bằng cách “nhuộm” mình thành màu ô liu, cam, xanh đậm hoặc xanh ánh kim.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều khả năng chiêu ngụy trang của cá Fangblenny sọc xanh thất bại khi nó gặp phải các loài cá săn mồi ăn tạp trong lòng đại dương có thói quen vơ vét tất cả những gì có thể chén được khi chúng đang trong cơn đói.
9. Bạch tuộc biến hình
Chiêu thức tự vệ của bạch tuộc biến hình có thể khiến cho nhiều loài sinh vật biển phải ghen tỵ. Không những có khả năng thay đổi màu sắc, bạch tuộc biến hình còn có khả năng “biến hóa” thành hình dạng của nhiều loài sinh vật biển khác nhau.
Chúng có thể biến hình cực giống những con cá bơn, cá sư tử, rắn biển, hoặc thậm chí là sứa...
Bằng cách ngụy trang thành “những kẻ nguy hiểm hơn” của đại dương, bạch tuộc biến hình có khả năng trốn tránh kẻ thủ và tự do kiếm ăn trong lòng đại dương.
8. Loài cá Cockatoo Waspfish
Đây là loài cá được mệnh danh là những kẻ lười biếng nhất trong lòng đại dương. Lý do là trong khi các loài sinh vật khác phải ra sức tìm kiếm các ngóc ngách an toàn để ẩn mình, trốn tránh kẻ thù, những con cái Cockatoo Waspfish chỉ đơn giản cứ việc giả vờ trôi nổi trong nước với hình dạng hiện tại của nó. Do cơ thể có hình dạng giống hệt một chiếc là úa, Cockatoo Waspfish có khả năng đánh lừa một cách ngoạn mục các kẻ thù của nó.
7. Cá chìa vôi ma
Loài cá chìa vô ma được cho là có họ hàng với cá ngựa, có hình dạng giống hệt cỏ biển. Dài, mảnh và trông chẳng khác gì một loài thực vật có thân hình ống, cá chìa vôi ma sống ở gần dưới đáy đại dương.
Loài cá này không phải vất vả kiếm ăn. Chúng đơn giản ở yên một chỗ và ngốn tất cả những mẩu thức ăn nhỏ bé dạt qua miệng chúng.
Nhìn chung, hình dạng giống như cỏ biển giúp cá chìa vôi ma tránh được nhiều nguy hiểm và các mối đe dọa. Vào mùa sinh sản, chúng di chuyển vào trong các rặng san hô và thay đổi màu sắc cơ thể cho phù hợp với môi trường mới.
6. Rồng lá
Rồng lá được mệnh danh là một trong những loại cá tuyệt đẹp và cũng có nhiều bí ẩn vào loại bậc nhật của thế giới đại dương. Loài sinh vật biển này cũng là bậc thầy ngụy trang. Các loại cá dữ khó mà biết được rồng lá là một sinh vật bởi nó quá giống một cái cây có màu sắc sặc sỡ. Rồng lá trông giống như một thân cây có những cái lá lạ lùng. Đó chính là những phiến da treo khắp đầu, thân đuôi, và trông hệt như lá thật.
Rồng lá có thói quen chuyển động bắt chước theo kiểu chuyển động đu đưa của tảo bẹ dưới biển, do đó, phải nhìn thật gần mới phân biệt được chúng trong đám tảo bẹ, môi trường sống ưa thích của chúng.
Suốt cả đời rồng lá chỉ bơi nhởn nhơ giữa những tảo bẹ thuộc chủ yếu ba giống tảo Macrocystis, Ecklonia và Lessonia.
5. Cá Characin đuôi kiếm
Giống như các chàng trai phải chải chuốt để quyến rũ người đẹp, cá Characin đuôi kiếm đực cũng thường “biến hình” để hấp dẫn cá cái trong mùa sinh sản.
Cá Characin đuôi kiếm đực có phần đuôi dài “hấp dẫn bạn tình” khi có khả năng biến hóa nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, phần đuôi đặc biệt này thường biến thành hình dạng giống với thức ăn để dụ các con cá cái cắn vào và sau đó, quá trình giao phối của chúng bắt đầu.
4. Cá Pearlfish
Còn điều gì tốt hơn là sở hữu phương thức ngụy trang riêng của mình? Đó là hãy để các động vật khác làm việc đó thay cho mình. Cá Pearlfish chỉ đơn giản chui vào hậu môn của hải sâm và bắt đầu sống luôn bên trong đó. Đôi khi, chúng có thể ló đầu ra ngoài. Còn thông thường, gần như cá Pearlfish dành toàn bộ thời gian ẩn mình bên trong “ngôi nhà an toàn” của nó và tránh được các mối nguy hiểm rình rập.
Trong ngôi nhà an toàn của mình, cá pearlfish luôn có đủ thực phẩm vì nó ăn một phần của cơ quan nội tạng của hải sâm. Nhưng chẳng có gì phải lo ngại khi hải sâm có khả năng tái tạo lại bộ phận cơ thể bị ăn mất. Do đó, hải sâm cũng không cần bận tâm nhiều đến kẻ ăn bám nó.
3. Tôm Coleman
Tôm coleman có hình dạng khá giống cá hề tuyệt đẹp - một loại cá có màu cam và sọc trắng sáng lấp lánh như ánh đèn neon. Nếu cá hề có khả năng ngụy trang để ẩn thân vào trong các khóm hải quỳ dưới biển, môi trường sống và kiếm ăn ưa thích của chúng, những chiếc chân sặc sỡ màu sắc của tôm coleman mang lại cho nó khả năng biến hình ngoạn mục khác.
Tôm coleman thường biến hình giống với một con nhím lửa với gai nhọn màu xanh sẫm và vàng cam sáng để đánh lừa kẻ thù.
2. Cá hàm cẩm thạch đen
Nếu bạch tuộc biến thân thành cá, thì giờ đây các nhà khoa học đã tìm thấy loài cá có khả năng ngụy trang thành bạch tuộc. Đó chính là cá hàm cẩm thạch đen (Black Marble Jawfish).
Loài cá này luôn bơi cạnh và giả vờ là một trong những xúc tu của bạch tuộc. Điều này không chỉ mang lại cho cá hàm cẩm thạch đen một tấm khiên để trốn tránh kẻ thù mà còn đem lại cho nó nguồn thức ăn sẵn có khi lén “ăn dơ” phần thức ăn của bạch tuộc.
1. Cá tỳ bà
Bằng khả năng tàng hình đáng kinh ngạc cộng với đức tính kiên nhẫn hiếm có, cá tỳ bà được mệnh danh là “ông vua ngụy trang” của đại dương. Với khả năng sẵn có, nó chỉ cần trôi nổi và chờ đợi con mồi tự dẫn xác tới và chén nó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.