»

Thứ hai, 20/01/2025, 16:53:54 PM (GMT+7)

Tổn hại đến động vật quý hiếm có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

(14:33:02 PM 17/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tới đây, các hành vi về săn bắn, nuôi nhốt, vận chuyển và giết hại động vật rừng quý hiếm có thể bị phạt từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng đối với tổ chức và cá nhân vi phạm.

Tê Tê là một trong những "nạn nhân" của tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )

Đây là một trong những nội dung quan trọng đang được Bộ này soạn thảo tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013 và thay thế Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/ 2009 của Chính phủ.

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, phạt tiền từ 500 nghìn đến 500 triệu đồng đối với từng trường hợp có hành vi mua bán, nuôi nhốt động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm.

Cụ thể, phạt từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng đối với hành vi mua bán, nuôi nhốt động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7 triệu đồng; trường hợp nuôi trái phép 1 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm phạt 30-50 triệu đồng; trường hợp nuôi trái phép từ 5-6 cá thể, phạt 200-300 triệu đồng…

Đặc biệt, đối với trường hợp nuôi trái phép từ 8 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm sẽ bị phạt từ 400-500 triệu đồng.

Riêng trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

Đối với hành vi săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái quy định của pháp luật sẽ phạt tiền từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng; trường hợp săn bắn, bẫy bắt động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7-13 triệu đồng, phạt từ 10-20 triệu đồng.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất phạt tiền từ 1 triệu đến 500 triệu đồng đối với từng trường hợp vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm.

Theo đó, Bộ này đề xuất phạt từ 1-5 triệu đồng đối với trường hợp vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng; trường hợp vận chuyển động vật rừng quý, hiếm có giá trị trên 5 triệu đồng, phạt từ 5-10 triệu đồng…

Trường hợp vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng, sẽ phạt từ 400-500 triệu đồng.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất, phạt từ 50.000-200.000 đồng đối với tổ chức và cá nhân tổ chức tham quan phong cảnh trái phép trong rừng.

Cùng với đó, phạt từ 1-4 triệu đồng đối với tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, đi du lịch trái phép ở rừng đặc dụng, thu thập mẫu vật trái phép trong rừng; trường hợp tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, đi du lịch trái phép ở rừng đặc dụng phạt 1-2 triệu đồng.

Hùng Võ (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổn hại đến động vật quý hiếm có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI