»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:44:34 PM (GMT+7)

Tin môi trường: Lần đầu tiên Mang lớn được ghi nhận tại Quảng Nam

(06:15:46 AM 24/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/5/2018, WWF-Việt Nam cho biết: Hai cá thể mang lớn, loài động vật vô cùng quý hiếm và đang bị đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng, đã được máy bãy ảnh của WWF và các đối tác ghi nhận vào cuối năm 2017. Đây cũng là lần đầu tiên loài này được máy bãy ảnh ghi nhận tại Quảng Nam.

Vào tháng 11 năm 2017, lần đầu tiên hai cá thể Mang lớn (Muntiacus vuquangensis) đã được máy bẫy ảnh ghi nhận tại Quảng Nam trong một hoạt động điều tra và đánh giá đa dạng sinh học khu vực do WWF-Việt Nam, Viện nghiên cứu Vườn thú và Động vật Hoang dã Leibniz (IZW) phối hợp cùng cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam thực hiện. Những hoạt động này được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ. Mang lớn là một trong các loài thú quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Kể từ năm 2000 đến nay, loài này mới chỉ được ghi nhận thông qua máy bẫy ảnh tại ba khu rừng của Việt Nam. Lần ghi nhận này tại Quảng Nam – bao gồm một cá thể đực và một cá thể cái - đã mang lại một niềm hy vọng lớn cho sự tồn tại của loài Mang lớn đang ở bên bờ tuyệt chủng.

 

Tin[-]môi[-]trường:[-]Lần[-]đầu[-]tiên[-]Mang[-]lớn[-]được[-]ghi[-]nhận[-]tại[-]Quảng[-]Nam
Ảnh: Leibniz-IZW, WWF-Việt Nam, USAID & Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam
 
Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Đó là một tin tuyệt vời. Hình ảnh cho thấy hai cá thể Mang lớn đều đang trong độ tuổi trưởng thành và sinh sản. Những hình ảnh này là minh chứng cho sự tồn tại của Mang lớn tại Quảng Nam, đồng thời cho chúng ta hy vọng về một quần thể có khả năng sinh sản của loài thú quý hiếm này.” 
 
Mang lớn được các nhà khoa học biết đến kể từ năm 1994 và chỉ được tìm thấy trong dãy núi Trường Sơn, nơi giáp ranh giữa Lào và Việt Nam. Săn bắt bất hợp pháp, chủ yếu dùng bẫy làm bằng các sợi dây thép đơn giản, đã khiến cho quần thể của loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 2016, do số lượng quần thể bị suy giảm quá mức, chủ yếu do đặt bẫy, tình trạng của loài Mang lớn đã được chuyển từ Bị đe doạ (Endangered) thành Bị đe doạ nghiêm trọng (Critically endangered) trong sách Đỏ của IUCN về các loài bị đe doạ. Các khu rừng của miền Trung Việt Nam đang phải đối mặt với nạn đặt bẫy phổ biến và tinh vi. Với những nỗ lực tuần tra rừng, từ 2011 – 2017, các cán bộ Kiểm lâm và các Đội tuần tra rừng của WWF đã tháo dỡ được hơn 100.000 bẫy thú đặt trong hai Khu bảo tồn Sao la tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. 
 
Các nhà Bảo tồn đang nỗ lực hết sức để bảo vệ loài Mang lớn trong tự nhiên. Tuy nhiên, nhận thấy loài này đang phải đối mặt với rất nhiều mối nguy, với một quần thể cực kỳ ít, Chính phủ và các Tổ chức Quốc tế đặt ra kế hoạch nhân giống loài này cũng như loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) trong điều kiện nuôi nhốt bán hoang dã. Sao la, một loài thú móng guốc đặc hữu, cũng mới chỉ được phát hiện từ thế kỷ trước, thậm chí còn hiếm hơn Mang lớn và có thể đang tiến dần tới sự tuyệt chủng. 
 
Tin[-]môi[-]trường:[-]Lần[-]đầu[-]tiên[-]Mang[-]lớn[-]được[-]ghi[-]nhận[-]tại[-]Quảng[-]Nam
Ảnh: Leibniz-IZW, WWF-Việt Nam, USAID & Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam
 
Ông Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình của WWF-Việt Nam cho biết: “Chúng ta không có loài Mang lớn trong môi trường nuôi nhốt, vì vậy, nếu loài này mất đi trong tự nhiên, nó sẽ biến mất vĩnh viễn. Các nhà khoa học đang cố gắng chạy đua với thời gian để bảo tồn loài thú quý hiếm này. Và nếu muốn thành công, chúng ta phải giải quyết được vấn đề cốt lõi đó là nạn đặt bẫy đồng thời thiết lập được những quần thể trong nuôi nhốt.”
 
Cùng với Mang lớn, qua các đợt giám sát đa dạng sinh học do USAID tài trợ, máy bẫy ảnh cũng ghi nhận 64 loài động vật khác, trong đó có nhiều loài ưu tiên bảo tồn như cầy vằn (Chrotogale owstoni), gấu ngựa (Ursus thibetanus), thỏ vằn (Nesolagus timminsi) và tê tê (Manis spp). Anh Nguyễn Văn Thành, trưởng nhóm hiện trường điều tra đa dạng sinh học chia sẻ: “Việc tìm thấy các loài đẹp và quý hiếm này cho chúng ta hy vọng lớn hơn về đa dạng sinh học của Việt Nam. Mặc dù quần thể các loài thú và chim sống trên mặt đất đang bị suy giảm do nạn đặt bẫy, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Quảng Nam vẫn là một nơi có tầm quan trọng toàn cầu về đa dạng sinh học.” Anh Thành hiện là nghiên cứu sinh tại IZW, đồng thời nhận được học bổng của chương trình Russell E. Train Fellowships của WWF.
 
Các đội nghiên cứu của WWF-Việt Nam và IZW hiện đang mở rộng khu vực khảo sát đa dạng sinh học bằng máy bẫy ảnh, trong đó bao gồm những nơi có tiềm năng đa dạng sinh học cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế và phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Các nhóm hy vọng sẽ thu được nhiều kết quả đáng kinh ngạc hơn nữa. Nhưng dù họ có phát hiện ra được thêm nhiều loài khác nữa, việc phát hiện ra Mang lớn tại tỉnh Quảng Nam sẽ vẫn mãi là một cột mốc đáng nhớ đối với cộng đồng bảo tồn và đối với Việt Nam. 
PHƯƠNG KHANH - Nguồn ảnh: Leibniz-IZW, WWF-Việt Nam, USAID & Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tin môi trường: Lần đầu tiên Mang lớn được ghi nhận tại Quảng Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI