»

Chủ nhật, 19/01/2025, 14:28:21 PM (GMT+7)

Tích cực ngăn chặn và xử lý nạn săn bắt chim di cư qua Đảo Cát Bà

(11:09:03 AM 30/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Hiện tại là khoảng giữa mùa di cư đối với các loài chim di cư như sâm cầm, gà nước và các loài vạc…đến khu vực Đảo Cát Bà, đặc biệt tập trung nhiều ở các xã Xuân Đám, Phù Long, nơi có các cánh đồng nhỏ và một vài vạt rừng ngập mặn ít ỏi còn lại có thể cho chúng nguồn thức ăn. Tuy nhiên, từ lâu nơi đây không còn là chặng dừng chân yên bình của các loài chim di cư đó nữa khi mà mỗi mùa chim di cư về thì lưới bẫy cao thấp, lớn nhỏ cũng được giăng trắng cánh đồng.

[-]Tích[-]cực[-]ngăn[-]chặn[-]và[-]xử[-]lý[-]nạn[-]săn[-]bắt[-]chim[-]di[-]cư[-]qua[-]Đảo[-]Cát[-]Bà

Một cá thể gà nước ngực đỏ được phóng thích

 

Số lượng chim di cư suy giảm nghiêm trọng qua các mùa, như theo lời của chính một trong những người bẫy chim ở xã Xuân Đám ‘Trước đây, mỗi tối tôi có thể bẫy được vài chục con. Nhưng nay chỉ được khoảng 3, 4 con. Không còn nhiều mà bẫy bắt như trước nữa. Mỗi con chim còn sống tôi có thể bán được với giá khoảng 35 đến 40 ngàn đồng.”.


Xuân Đám, Phù Long, huyện Cát Hải cũng đồng thời là các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Bà – nơi có tầm quan trọng đặc biệt về bảo tồn đa dang sinh học cả trong nước và quốc tế với hơn 1500 loài thực vật, 50 loài thú, 55 loài bò sát, 205 loài chim và 26 loài dơi… Vị trí vùng đệm cũng khiến có sự chồng chéo trong trách nhiệm bảo vệ các nguồn tài nguyên nơi đây. Bởi vậy, trước đây trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, ngăn chặn và xử lý nạn săn bắt chim di cư dường như luôn bị đùn đẩy giữa các đơn vị thực thi là Hạt Kiểm lâm huyện Cát Hải, chính quyền các xã và lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà.

 

[-]Tích[-]cực[-]ngăn[-]chặn[-]và[-]xử[-]lý[-]nạn[-]săn[-]bắt[-]chim[-]di[-]cư[-]qua[-]Đảo[-]Cát[-]Bà

Nhiều chim di cư được thu giữ

 

Tuy nhiên, năm nay, với sự hỗ trợ thiết thực về tài chính từ Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, một tổ công tác đặc biệt gồm 13 cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà đã được thành lập để thực hiện nhiệm vụ này. Chỉ sau ba buổi tuần tra, chủ yếu thực hiện vào ban đêm và về sáng, nhiều lưới bẫy, băng ghi âm tiếng chim, loa đài đã được thu giữ. Đặc biệt, hơn 30 cá thể chim di cư, bao gồm các loài như Sâm cầm ngực trắng (Amaurornis phoenicurus), gà nước ngực đỏ (Porzana fusca), Vạc vàng (Ixobrychus sinensis) …đã được tịch thu và phóng thích ở những khu vực tương đối an toàn và không quá xa với những nơi mà chúng có thể tìm được thức ăn. Đây là một việc làm hữu ích giúp duy trì số lượng chim di cư qua Đảo Cát Bà, đồng thời cũng là một điểm sáng việc trong thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà.

LÊ THỊ NGỌC HÂN - Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tích cực ngăn chặn và xử lý nạn săn bắt chim di cư qua Đảo Cát Bà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI