»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:57:50 AM (GMT+7)

Thú lạ ở Quảng Ngãi vẫn đoán là chính

(23:14:30 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Thông tin thú lạ cắn chết nhiều chó nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi những ngày qua vẫn chỉ là phán đoán, chẳng khác nào trước đây Quảng Trị cũng từng thông báo có đàn chó sói tới 200 con nhưng rồi sau đó không có thực - GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Học Việt Nam, nói.

 

Sau gần một tuần rộ lên thông tin xuất hiện dã thú cắn chết chó nuôi ở tỉnh Quãng Ngãi, chỉ thấy dân nơi đây kể lại, chứ chưa có chuyên gia động vật học nào vào cuộc trực tiếp, xuống hiện trường khảo sát.

 

  Một loài chó sói, chó sói đỏ, bị cho là gần như tuyệt chủng ở Việt Nam (Ảnh: bảo tàng Sinh vật)

 

 

Từ rạng sáng 14-5 đến 15-5, nhiều người ở thôn Tân Hy, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, kể thấy dấu chân thú cào đất trước sân nhà, có nơi sâu hơn 2 cm. Người thì nói phát hiện con vật lạ đứng ở đám ruộng nằm sát cạnh bên vách nhà mình. Người mô tả nhìn thấy con vật khá to, có màu lông đen vằn, cặp mắt sáng đối diện với đèn xe máy đỏ rực.

 

Có người cho biết nhìn thấy một con thú lạ ước chừng nặng 40 kg, đen trũi, lảng vảng ở khu vực dân cư và làm cho lũ chó nhà hoảng sợ chạy trốn.

 

“Họ phóng đại lên thế thôi chứ làm gì có chuyện một con thú lạ nặng 40 kg  ăn năm con chó nhà chỉ trong một đêm”, GS.TS Mai Trọng Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam, nói.

 

“Ngoài những thông tin phỏng đoán là chính, vết tích duy nhất để lại là vết chân nhưng lại rất mập mờ” – ông Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nói, “Dấu chân cũng phải được những người có chuyên môn chụp thì mới xác định được.”

 

Theo thông tin, đến nay có 20 con chó bị giết, trong đó năm con mất đầu và lục phủ ngũ tạng. Có điều lạ là khi kiểm lâm truy tìm thú lạ thì chẳng phát hiện được gì,thế mà kiểm lâm đi thì thú lạ lại xuất hiện. Sau bốn ngày đêm tìm kiếm bất thành, lực lượng kiểm lâm cũng đã dừng việc tìm kiếm tung tích thú lạ.

 

Kiểm tra kỹ dấu chân thú lạ trên cát, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi nhận định có thể đây chỉ là dấu chân chó bẹc giê của gia đình nào đó để xổng ra ngoài.

 

“Bình thường chó bẹc giê nuôi không đói. Nay lại ăn chó nhà thì thật vô lý.” GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Học Việt Nam, giải thích.

 

Theo GS  Huỳnh, trước đây, khoảng năm 1993 – 1994, tỉnh Quảng Trị gọi điện cho Bộ Khoa học&Công nghệ nói là đàn chó sói 200 con xuất hiện ở tỉnh này.

 

“Thường thì mỗi đàn chó sói chỉ từ 5 – 7 con, chứ không có chuyện có 200 trong một đàn”, ông Huỳnh quả quyết, “Hồi đó thông tin được tung lên như thế nhưng rồi tự chìm xuống, vì thực tế không có chuyện đó”.

 

Theo Phạm Mạnh/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thú lạ ở Quảng Ngãi vẫn đoán là chính

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI