Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thiên đường ếch nhái giữa Hà Nội
(00:26:57 AM 18/06/2011)
Nằm dưới sự quả lý của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, trại được xây dựng và hoạt động từ năm 2006 nhằm mục đích nghiên cứu sinh thái, sinh học sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt để bảo tồn một số loài bò sát - ếch nhái quý hiếm; tạo cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường và nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế cho mục đích thương mại.
Hiện nay, trại đang nuôi 18 loài ếch nhái và 6 loài bò sát quý hiếm, được thu thập từ các vùng rừng núi của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Sau 5 năm hoạt động, trại đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ: nuôi sinh sản thành công 5 loài qua thế hệ F2 và 11 loài ở thế hệ F1.
Trao đổi với PV, người sáng lập và quản lý Trại nghiên cứu thực nghiệm bò sát - ếch nhái là tiến sĩ Đặng Tất Thế (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) cho biết, nhiều loài ếch rừng của Việt Nam có giá trị kinh tế và khoa học rất cao.
Việc nuôi ếch đòi hỏi những yêu cầu chặt chẽ về nguồn nước, thức ăn và không gian sinh sống phù hợp với từng loài. Một số loài ếch có màu sắc đẹp ở trại đã được xuất khẩu ra nước ngoài phục vụ các đối tượng sưu tầm sinh vật cảnh với giá khoảng 20-30USD một con.
“Hiện giờ, Trại nghiên cứu thực nghiệm bò sát - ếch nhái mới phát triển ở giai đoạn đầu nên chưa mở cửa rộng rãi để phục vụ du khách. Trong tương lại, chúng tôi dự định mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất để đưa trại trở thành một mô hình du lịch sinh thái nhằm mục đích giáo dục và bảo tồn thiên nhiên”, tiến sĩ Đặng Tất Thế chia sẻ.
Một số hình ảnh tại Trại nghiên cứu thực nghiệm bò sát - ếch nhái:
Khu trại nằm dưới màu xanh xum xuê của cây cối.
Đây là nơi trú ngụ của gần 20 loài ếch nhái quý hiếm, như loài chẫu chàng xanh đốm trong ảnh.
Cảnh tượng hàng trăm chú ếch cây phệ lúc nhúc bám trên những chiếc lá cây khiến người chứng kiến không khỏi sửng sốt.
Họ hàng gần gũi của ếch cây phệ là ếch cây lớn cũng rất thích bám trên lá cây với ngón chân có chất dính của mình.
Chú ếch cây đỏ này nhỏ hơn cả một ngón tay người lớn.
Ếch cây sần Bắc bộ có hình thù ký quái đến... sởn tóc gáy.
"Xấu xí" không kém là ếch cây sần hai màu.
Một số loài ếch khác: ếch cây sẩn nhỏ (phía trên bên trái), chẫu chàng Mẫu Sơn (phia dưới bên trái) và ếch cây Trung bộ với hai màu sắc khác nhau (bên phải).
Ếch cây nếp da mông (phía trên bên trái), cóc mắt chân dài (phía trên bên phải), cóc tía (phía dưới bên trái) và ếch cây Orlov (phía dưới bên phải).
Ổ trứng và nòng nọc của một số loài ếch.
Nòng nọc của loài ếch cây sần bắc bộ đang phát triển bên trong trứng.
Bên cạnh các loài ếch, Trại còn nuôi một số loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm khác như thạch sùng mí Cát Bà (phía trên bên trái), thạch sùng mí lui (phía trên bên phải), cá cóc sần Việt Nam (phía dưới bên trái) và thằn lằn cá sấu (phía dưới bên phải).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.