Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thêm nhiều loài mới được phát hiện tại Việt Nam
(11:54:04 AM 18/12/2012)
Báo cáo miêu tả 10 loài nổi bật, trong đó có loài dơi Beelzebub mũi hình ống, một sinh vật nhỏ, “mặt quỉ” và chỉ được tìm thấy ở Việt Nam. Giống như hai loài dơi mũi hình ống kháccùng được phát hiện, dơi Beelzebub phụ thuộc vào những cánh rừng nhiệt đới để sinh tồn, và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng. Chỉ trong 4 thập kỷ, 30% diện tích rừng của khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã biến mất.
“Những phát hiện của năm 2011 đã chứng tỏtính đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của vùng Mekong, nhưng nhiều loài hiện đang phải đối mặt với cuộc chiến sinh tồn tại những vùng sinh cảnh ngày càng bị thu hẹp.” Ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho biết. “Chỉ bằng cách đầu tư vào bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt vào các khu bảo tồn và phát triển nền kinh tế xanh hơn, thì chúng ta mới có thể bảo vệđược những loài mới được phát hiện và hy vọng còn tìm thấy nhiều loài khác trong tương lai.”
Clarias gracilentus là loài cá da trơn “biết đi” được phát hiện tại vùng suối nước ngọt tại đảo Phú Quốc. Chúng có thể dùng vây ngực đểđứng thẳng và di chuyển giống như rắn.
Một loài ếch cây, được phát hiện tại các cánh rừng ở vùng cao phía Bắc Việt Nam có tiếng kêu giống tiếng chim hơn là tiếng ếch đặc trưng. Trong khi các loài ếch khác, con đực thu hút con cái bằng tiếng kêu lặp đi lặp lại của chúng, ếch cây Quang lại phát đi những hợp âm khác nhau, không lần nào giống lần nào. Đó là sự hòa trộn của các âm huýt, tiếng lách cách, líu lo theo một thứ tựđộc đáo.
Khi nhắc đến chi ếch Leptobrachium, đôi mắt là điểm nổi bật nhất của chúng. Màu mắt của hơn 20 loài của chiếch này vô cùng đa dạng. Loài ếch có tên khoa học Leptobrachium leucops, được đặt tên là Ếch Âm Dương (Yin and Yang frog) có đôi mắt chia nửa thành 2 màu trắng và đen rõ rệt. Loài này được tìm thấy ở khu vực rừng ẩm thường xanh và mây mùở miền Nam Việt Nam và cao nguyên Lang Bian ở phía Đông Cam-pu-chia.
Trong số 21 loài bò sát được phát hiện trong năm 2011, có một loài rắn độc xanh mắt màu hồng ngọc (Trimeresurus rubeus) sống tại các khu rừng gần thành phố Hồ Chí Minh. Viên ngọc quý mới của rừng nhiệt đới cũng được tìm thấy dọc theo các khu đồi thấp của miền Nam Việt Nam và dọc cao nguyên Lang Bian về phía Đông Cam-pu-chia.
Báo cáo cũng miểu tả một số các loài nổi bật được tìm thấy ở Thái Lan, Lào, và My-an-mar.
Ở miền Nam Thái Lan, thêm một loài cá nhỏđược tìm thấy. Loài cá này, thân dài 2cm, sang óng ánh và có tên khoa học là Boraras naevus do chúng có mảng màu đen nổi bật trên thân màu vàng (neavus trong tiếng la-tinh có nghĩa là vết bẩn).
Một loài cá màu ánh hồng ngọc trai, thuộc họ cá chép, được phát hiện tại nhánh Xe Bang-fai, một phụ lưu của sông Mekong tại Trung Lào. Nhánh sông này chảy ngầm dưới lòng đất qua khu vực núi đá vôi dài khoảng 7km. Sống trong hang động, loài Bangana musaei hoàn toàn bị mù. Ngay sau khi được phát hiện, loài cá này được xếp loại dễ bị tổn thương do khu vực sống hạn chế.
Sông Mekong là nơi sinh sống của khoảng 850 loài cá và là nơi có nguồn thủy sản nội địa dồi dào nhất thế giới. Quyết định xây đập Xayaburi trên dòng chảy chính của chính phủ Lào là một mối đe dọa thực sựđối với sựđa dạng sinh học độc đáo của Mekong, cũng nhưđối với nguồn thực phẩm phong phú do con sông cung cấp để duy trì sinh kế cho hơn 60 triệu dân trong vùng Đông Nam Á.
“Dòng sông Mekong đứng thứ hai trên thế giới xét vềđộđa dạng sinh học thủy sản, chỉsau dòng Amazon.” Ông Cox cho biết thêm. “Đập Xayaburi sẽ là một rào chắn không thể vượt qua đối với rất nhiều loài cá, báo trước sự suy vong của những loài hoang dãthậm chí còn chưa được phát hiện.”
Một loài trăn đuôi ngắn được tìm thấy tại lòng suối Khu bảo tồn Động vật hoang dã Kyaiktiyo của My-an-ma. Nhưng không thể tìm lại được dấu vết của loại trăn nhỏ bé rất nhát người này (Python kyaiktiyo) mặc dù đã có rất nhiều cuộc khảo sát được tiến hành sau khi phát hiện ra chúng. Do đó, hiện có rất ít thông tin về những đặc điểm sinh thái, sự phân bố và các mối đe dọa đối với loài này. Có thể loài trăn dài 1.5 mét này đang gặp phải các nguy cơ mà các loài trăn khác cũng đang phải đối mặt như mất sinh cảnh sống, săn bắn bất hợp pháp để lấy thịt, da và bịbuôn bán làm vật nuôi lạ.
“Săn bắn trộm và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của rất nhiều loài tại các quốc gia Đông Nam Á,” ông Cox cho biết. “Để giải quyết mối đe dọa này, WWF và TRAFFIC đangtiến hành một chiến dịch toàn cầu nhằm tăng cường thực thi pháp luật, đưa ra các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ hơn và giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từđộng vật đang bịđe dọa tuyệt chủng.”
Báo cáo Hành tinh mới được khám phá lấy 10 loài mới làm tiêu điểm, trong số 82 loài thực vật, 13 loài cá, 21 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư và 5 loài có vú được phát hiện năm 2011 trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng của Đông Nam Á bao gồm các quốc gia Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Thái Lan và tỉnh Vân Nam thuộc khu vực Tây Nam Trung Quốc. Từ năm 1997, đã có 1.710 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.
Loài ếch có tên khoa học Theloderma palliatum thuộc chi ếch Leptobrachium. Khi nhắc đến chi ếch này, đôi mắt là điểm nổi bật nhất của chúng.