»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:04:29 AM (GMT+7)

Thái Nguyên: Người dân tự nguyện chuyển giao hai cá thể gấu đến Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình

(18:06:16 PM 14/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 14/8/2018, hai cá thể gấu của ông Trần Văn Trách tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã được chuyển giao an toàn đến Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình – dự án phúc lợi động vật của tổ chức FOUR PAWS tại Việt Nam.

Đây là chủ trại gấu đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tự nguyện chuyển giao gấu, đánh dấu thành công bước đầu trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại địa phương này.

 

Thái[-]Nguyên:[-]Người[-]dân[-]tự[-]nguyện[-]chuyển[-]giao[-]hai[-]cá[-]thể[-]gấu[-]đến[-]Cơ[-]sở[-]bảo[-]tồn[-]gấu[-]Ninh[-]Bình
Các chuyên gia  FOUR PAWS kiểm tra sức khoẻ cho gấu
 
Sau một thời gian được vận động và tận mắt chứng kiến điều kiện sống của nhiều cá thể gấu sau khi được cứu hộ tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình của tổ chức FOUR PAWS, ông Trách đã tự nguyện chuyển giao các cá thể gấu đang nuôi. Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các tổ chức liên quan để chuyển giao cá thể gấu này về Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Tỉnh Thái Nguyên có 4 trại nuôi với 5 cá thể gấu bị nuôi nhốt. Với việc gia đình ông Trách tự nguyện chuyển giao 2 cá thể gấu, Thái Nguyên hiện chỉ còn 3 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt.
 
Chia sẻ về việc chuyển giao gấu, ông Trách cho biết: “Tôi hy vọng nếu một gia đình nào đó hiện đang nuôi một hoặc một số cá thể gấu mà thấy mình không đủ điều kiện để gấu được sống tốt hơn thì nên chuyển giao đến các cơ sở cứu hộ để có thể đem đến một tương lai tốt đẹp hơn cho gấu.” 
 
Nhóm các tổ chức phi chính phủ bảo vệ gấu (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), tổ chức FOUR PAWS, tổ chức World Animal Protection) rất hoan nghênh Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã thể hiện quyết tâm cao trong nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu trên địa bàn tỉnh. “Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các chủ trại gấu, người dân và các tổ chức bảo vệ gấu trong những đợt chuyển giao gấu gần đây là tín hiệu tuyệt vời cho thấy tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam đang sớm đi đến hồi kết,” bà Nguyễn Phương Dung, Phó giám đốc ENV chia sẻ. Bà Dung cũng cho biết nhiều nỗ lực chuyển giao gấu tại các địa phương khác cũng đang được triển khai.  
 
Chỉ trong mấy tháng đầu năm nay đã có 8 cá thể gấu tại 5 tỉnh thành được chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ. Đặc biệt, Ninh Bình và Cần Thơ đã về đích thành công trên chặng đường chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu, đưa tổng số các địa phương không có gấu nuôi nhốt lên 22 tỉnh thành. 
 
Thái[-]Nguyên:[-]Người[-]dân[-]tự[-]nguyện[-]chuyển[-]giao[-]hai[-]cá[-]thể[-]gấu[-]đến[-]Cơ[-]sở[-]bảo[-]tồn[-]gấu[-]Ninh[-]Bình
Cá thể gấu bị nuôi nhốt hơn 13 năm
 
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình của tổ chức FOUR PAWS là khu “resort” 5 sao mới nhất dành cho gấu. Bà Ngô Thị Mai Hương, Giám đốc tổ chức FOUR PAWS Việt cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được đón nhận và chăm sóc hai cá thể gấu này tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Tại đây, các cá thể gấu sẽ được chăm sóc sức khỏe, được tập luyện để phục hồi tập tính tự nhiên và được tận hưởng một cuộc sống phù hợp với loài sau nhiều năm bị nuôi nhốt trong các chuồng cũi chật hẹp”.
 
Ông Karanvir Kukreja - Quản lý Chiến dịch: Động vật hoang dã (Gấu), Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới chia sẻ: “Còn rất nhiều việc cần phải làm cho đến khi cá thể gấu bị nuôi cuối cùng được chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ và ngành công nghiệp mật gấu thực sự chấm dứt. Tuy nhiên, những kết quả đạt được đã cho chúng tôi niềm tin rằng với quyết tâm và sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, chúng ta sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam trong một tương lai không xa”.
 
Theo thống kê mới nhất từ Cục Kiểm lâm, tính đến cuối tháng 7/2018, ở Việt Nam còn khoảng 780 cá thể gấu được nuôi nhốt ngoài các trung tâm cứu hộ trên cả nước. Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã cam kết nỗ lực chấm dứt nuôi nhốt gấu và tái khẳng định quan điểm này trong năm 2017. Nhóm các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ gấu đã và đang đồng hành hỗ trợ các cơ quan chức năng trong nỗ lực thúc đẩy chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam. 
 
Thái[-]Nguyên:[-]Người[-]dân[-]tự[-]nguyện[-]chuyển[-]giao[-]hai[-]cá[-]thể[-]gấu[-]đến[-]Cơ[-]sở[-]bảo[-]tồn[-]gấu[-]Ninh[-]Bình
Hành động tự nguyện chuyển giao nhận được sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông
Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới đã khởi xướng chương trình đăng ký và gắn chíp điện tử cho hơn 4.300 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên toàn quốc. Đây là bước đi đầu tiên trong nỗ lực mang tính chiến lược và toàn diện nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Hoạt động này nhằm ngăn chặn phát sinh gấu mới (không được gắn chíp điện tử hoặc đăng ký quản lý) vào các cơ sở và đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng tăng cường giám sát tại các cơ sở để ngăn chặn những hoạt động bất hợp pháp.
 
Trong 13 năm qua, nhờ cam kết mạnh mẽ từ phía Chính phủ, cũng như nỗ lực thực thi pháp luật của Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, cùng sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng, số gấu nuôi nhốt ngoài các trung tâm cứu hộ trên cả nước chỉ còn khoảng 780 cá thể (tháng 7/2018). 
NHẬT VIÊN - Nguồn ảnh: FOUR PAWS
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thái Nguyên: Người dân tự nguyện chuyển giao hai cá thể gấu đến Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI