»

Thứ tư, 30/10/2024, 06:19:14 AM (GMT+7)

Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới Tin ảnh

(00:35:04 AM 07/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Tê tê được coi là loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất thế giới. Toàn bộ tám giống tê tê đều trở thành mục tiêu ăn thịt và làm thuốc theo cách chữa bệnh cổ truyền Trung Quốc.

Tại cuộc họp của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Cites) tại Nam Phi hồi tháng Chín 2016, loài động vật này đã được thêm những bảo hộ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp.

 
Nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống hoang dã Paul Hilton ghi lại những hình ảnh về cảnh ngộ khốn khổ của loài vật này. Ông đã giành được giải nhiếp ảnh Wildlife Photographer of the Year, hạng mục phóng viên ảnh, cho bức hình "Tiêu hủy Tê tê" (The Pangolin Pit).
 
 

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-]

'Bức ảnh The pangolin pit' đã đem về cho tác giả giải thưởng thuộc hạng mục Wildlife Photojournalist Award trong cuộc thi Wildlife Photographer of the Year 2016
 
Bức ảnh chụp khoảng 4.000 con tê tê đã chết đang được để rã đông, nặng chừng năm tấn. Đây được cho là lần thu giữ được với số lượng lớn nhất loài động vật này từ trước tới nay.
 
Bên cạnh những con đã chết còn có 96 con tê tê sống, được cho sống bởi kích cỡ của chúng. Việc nhồi nhét cho ăn khiến chúng to ra, và có giá hơn đối với những kẻ săn trộm.
 
Những con tê tê chết được đem đi thiêu, còn những con sống được thả vào khu rừng địa phương.
 
"Tội liên quan tới đời sống hoang dã là một mảng làm ăn béo bở," Hilton nói. "Tội này chỉ chấm dứt khi nhu cầu tiêu thụ không còn nữa."

Các bạn có thể xem những hình ảnh khác về tê tê do Nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống hoang dã Paul Hilton chụp:
 

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-] 

Một kẻ săn trộm tê tê ở Kalimantan, Indonesia

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-] 

Một kẻ săn trộm giữ con tê tê đang cuộn tròn như quả bóng. Vảy tê tê được dùng là một loại thuốc Bắc theo cách chữa cổ truyền của người Trung Quốc

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-] 

Một nhà buôn Trung Quốc giới thiệu tê tê trước một nhà hàng tại Myanmar 

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-] 

Một kẻ săn trộm gỡ vảy tê tê sau khi nhúng con vật vào nước sôi. Thịt và vảy tê tê sẽ được đem bán ra thị trường chợ đen 

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-] 

Một nhà bảo tồn thiên nhiên cầm trong tay con tê tê non tại Sumatra, chuẩn bị thả nó đi

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-]

Một con tê tê non, bé xíu, bám vào người mẹ sau khi được thả. Gần 100 con tê tê sống đã được thu giữ khi đang trên đường vận chuyển sang Trung Quốc, nơi chúng sẽ bị đưa lên bàn ăn

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-]

 
Cảnh sát Indonesia đứng trước một trong những vụ thu giữ tê tê lớn nhất từ trước tới nay
Một trong những vụ thu giữ tê tê lớn nhất từ trước tới nay, với chừng 4.000 con tê tê đông lạnh được đưa xuống hố để thiêu hủy tại Sumatra,

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-] 

Một trong những vụ thu giữ tê tê lớn nhất từ trước tới nay, với chừng 4.000 con tê tê đông lạnh được đưa xuống hố để thiêu hủy tại Sumatra, Indonesia

Tê[-]tê,[-]loài[-]vật[-]bị[-]săn[-]lùng[-]nhất[-]thế[-]giới[-]

Tê tê được cho là loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất.

 

Theo BBC Earth - Ảnh: Paul Hilton
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI