»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:05:41 AM (GMT+7)

Tê giác Ấn Độ chết vì bệnh truyền nhiễm

(21:03:11 PM 25/02/2020)
(Tin Môi Trường) - Các nhà chức trách hôm 24/2 đã phải đóng cửa một khu bảo tồn tự nhiên sau khi 5 con tê giác chết do nghi ngờ mắc bệnh than.

 Tê[-]giác[-]Ấn[-]Độ[-]chết[-]vì[-]bệnh[-]truyền[-]nhiễm

Tê giác một sừng băng qua đường tại Vườn quốc gia Jaldapara vào năm 2009. Ảnh: AFP.
 
Những cái chết liên tiếp của 5 con tê giác một sừng quý hiếm được ghi nhận chỉ trong bốn ngày cuối tuần trước tại Vườn quốc gia Jaldapara, cách thủ phủ Kolkata của bang Tây Bengal khoảng 700 km về phía bắc. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do bệnh than, căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra trên động vật ăn cỏ. 
 
"Mẫu máu của các con vật đã được gửi tới một phòng thí nghiệm ở Kolkata", Ujjal Ghosh, đội trưởng bảo vệ tại Vườn quốc gia Jaldapara cho biết. "Tất cả năm con tê giác chết đều là con cái trưởng thành. Chúng tôi đã cảnh báo nhân viên của mình".
 
Con người cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn than trực tiếp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với động vật hoặc tiêu thụ sản phẩm từ động vật nhiễm bệnh. Phương thức lây truyền chủ yếu là qua đường tiêu hóa, hô hấp và vết thương hở trên da.
 
"Bệnh than trước đây cũng từng giết chết nhiều động vật tại Vườn quốc gia Jaldapara nên chúng tôi nghi ngờ các con vật lần này cũng chết vì lý do tương tự", nhà bảo tồn động vật hoang dã Animesh Bose nói với AFP.
 
Ấn Độ là nơi sinh sống của hai phần ba số tê giác một sừng còn lại trên thế giới, loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN, trong đó có hơn 200 con sinh sống tại Vườn quốc gia Jaldapara, nằm dưới chân núi phía đông dãy Himalaya. Các kiểm lâm viên cho biết sẽ tiến hành tiêm vaccine cho những con tê giác còn lại trong khu bảo tồn và sử dụng drone để theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng trong thời gian tới.
(Theo AFP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tê giác Ấn Độ chết vì bệnh truyền nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI