Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 02:27:34 AM (GMT+7)
Tăng cường kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii)
(15:54:44 PM 02/06/2019)(Tin Môi Trường) - Ngày 27/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2417/BTNMT-TCMt gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Cảnh sát môi trường đề nghị phối hợp tăng cường kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii).
>> Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý >> Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại >> Cây Trôi hùng vĩ vào loại bậc nhất nước ta được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Ăn loại rau dễ tìm, giảm một nửa nguy cơ ung thư ruột kết
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng thông tin nhiều tỉnh, thành phố đã xuất hiện tình trạng nhập khẩu và buôn bán loài tôm hùm nước ngọt. Qua xác định, đây là loài tôm có tên khoa học là Procambarus clarkii, thuộc Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Loài này không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản). Việc nhập khẩu, phát triển, kinh doanh loài này trái quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.
Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là loài động vật ăn tạp, có khả năng thích nghi cao với môi trường, nhanh chóng thiết lập quần thể ở nơi chúng xuất hiện. Các tác động của loài đến môi trường và đa dạng sinh học đã được ghi nhận trên thế giới gồm cạnh tranh môi trường sống, truyền bệnh cho các loài tôm bản địa, giảm quần thể thực vật thủy sinh, động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua mối qua nhệ ăn thịt và cạnh tranh; có thể ảnh hưởng tới việc thay đổi chất lượng nước và đặc điểm trầm tích, tích lũy kim loại nặng; có khả năng đào hang gây thiệt hại cho hệ thống tưới tiêu nông nghiệp; có tác động đến ngành đánh bắt cá ... Loài này đã được ghi nhận xâm lấn tại nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Kenya, Ai Cập, Uganda, Zambia, Mê hi cô, Cộng hòa Síp, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ...
Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường và tránh các tác động của tôm hùm nước ngọt tới nền kinh tế, Bộ TN&MT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan:
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
2. Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.
3. Khi phát hiện có phát tán ra môi trường, phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và diệt trừ loài tôm hùm nước ngọt.
4. Tuyên truyền, phổ biến về tác hại của loài tôm hùm nước ngọt đối với môi trường, đa dạng sinh học.
Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông có đăng tải thông tin nhầm lẫn giữa loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) và tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus). Đây là hai loài khác nhau song đều nằm trong Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT.
Bộ TN&MT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức, triển khai thực hiện.
BTV (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...