»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:38:01 AM (GMT+7)

Tận diệt chim "độc"

(15:15:59 PM 14/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Khi phong trào thuần dưỡng những chú chim ưng, đại bàng, bồ cắt, ó, diều hâu… nở rộ ở thành thị thì ở làng quê cũng ăn theo cái nghề tận diệt chim “độc”.

“Ăn cơm dưới đất, làm chuyện trên trời”


Chỉ cần ngước nhìn con bồ cắt, ó, diều hâu… bay trên bầu trời là cánh thợ săn chim biết ngay nơi chúng trú ngụ. Hôm tháp tùng cùng tay thợ săn “khét tiếng” Nguyễn Hoàng Anh (33 tuổi) ở vùng Bảy Núi mới thấy hết “tuyệt chiêu” săn bắt chim trời. Những con chim được mệnh danh là “vua” của bầu trời xanh chuyên sống và làm tổ trên những cây cao chót vót, vậy mà Hoàng Anh vẫn “đánh hơi” rồi tóm gọn chúng.


Thấy con bồ cắt tha mồi vờn trên bầu trời, Hoàng Anh tức tốc lên chiếc xe đạp chạy theo. Mặc dù mất dạng dấu chim, nhưng Hoàng Anh vẫn biết chắc chúng đang làm tổ và tha mồi cho chim non trên đọt cây sao. Để nhận biết đàn chim non, Hoàng Anh dùng miệng huýt sáo.


Nghe tiếng sáo, bầy chim non cất tiếng kêu. Sau đó, Hoàng Anh bắt đầu trèo thoăn thoắt lên cây, với độ cao khoảng 30m. Chim mẹ thấy chim con bị “uy hiếp” liền sà xuống bổ vào tay Hoàng Anh tươm máu. Thế nhưng, Hoàng Anh cố chộp tổ chim non gồm 3 con. Loài chim này rất khôn, thấy thân cây động đậy, một con vừa trưởng thành đã bay rời khỏi tổ. Hai con còn lại bị Hoàng Anh tóm gọn.


[-]Tận[-]diệt[-]chim[-]"độc"

Chim bồ cắt vừa bị bắt

 

Một chuyến đi săn của Hoàng Anh thành công, nhưng quá mạo hiểm. Chỉ ngước nhìn cây sao cao chót vót, chúng tôi đã ớn lạnh, huống hồ leo lên tận ngọn. Bởi vậy, người dân trong xóm ví von, Hoàng Anh “ăn cơm dưới đất, làm chuyện trên trời”, công việc này rất nguy hiểm đến tính mạng nếu lỡ bất cẩn.


Hoàng Anh bật mí: “Trước đây, tôi được một “sư phụ” ở thị trấn Nhà Bàng dẫn theo săn đại bàng “giả”, riết rồi học được nghề. “Sư phụ” của tôi giỏi lắm, ổng biết mùa nào chim làm tổ, sinh sản. Sau đó, dẫn nhóm đệ tử đi lùng sục khắp núi, rừng để tìm cho được con chim thật ưng bụng”.


Hoàng Anh cũng cho biết thêm, ban đầu leo cây cao nhìn xuống muốn dựng tóc gáy, nhưng sau này quen nên không sợ nữa.


Tận diệt chim trời để thể hiện “đẳng cấp”


Theo Hoàng Anh, hiện nay thú huấn luyện đại bàng, diều hâu, bồ cắt… đã trở thành mốt thời thượng của dân chơi muốn thể hiện “đẳng cấp”. Do đó, họ liên lạc cánh săn chim khắp nơi, hễ có chim non bao nhiêu thì mua hết bấy nhiêu. Theo giới chuyên môn, “đẳng cấp” kiểu này sẽ gây mất cân bằng sinh thái. Bởi hiện nay, những loài chim này đang giảm dần về số lượng, do nạn săn bắt vô tội vạ. Hơn hết, chính họ đã tiếp tay cho những người đi săn chim.


Nghề săn chim đại bàng nay đã phổ biến trong nước, nhất là dân Sài Gòn và các tỉnh miền Đông. Họ săn tìm nên giá chim non khá đắt. “Một con chim đại bàng chưa đủ lông, bán với giá 500 ngàn đồng – 1 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu bán qua tay họ thì giá vọt lên 2-3 triệu đồng. Còn diều hâu, bồ cắt có giá 300.000 – 500.000 đồng/con. Mua xong họ huấn luyện để giữ nhà, săn mèo, chuột hoặc cho đậu trên tay như người Mông Cổ dùng đại bàng săn chó sói trên thảo nguyên…”- Hoàng Anh thổ lộ.


Vùng Bảy Núi không có đại bàng, chủ yếu là ó, diều hâu hoặc bồ cắt. Những loại chim này, dân chơi gọi là đại bàng “giả”. Nghề săn loài chim này rất nguy hiểm, nhưng Hoàng Anh vẫn mê. Nhiều lúc, Hoàng Anh còn rủ nhóm bạn cùng xóm lùng sục khắp vùng Bảy Núi, làng quê, thậm chí còn sang biên giới để săn chim “độc”.


Ngày nào cũng đi, có ngày không bắt được chim, cả nhóm vẫn vui. Hoàng Anh cho biết, trong xóm của anh rất nhiều thanh niên đi săn đại bàng “giả” để bán cho dân muốn thể hiện “đẳng cấp”.


Bắt chim trời đã khó, nhưng cách thuần dưỡng còn khó hơn. Bởi lúc mới bắt, chim còn non nên phải chăm sóc và cho ăn rất kỹ. Như thạo cách thuần những loài chim này, Hoàng Anh cho biết, chỉ cần giữ ấm cho chim lúc còn nhỏ. Thức ăn chủ yếu là thịt chuột, tuyệt đối không cho uống nước. Hoàng Anh cho hay, anh quen một người ở thị trấn Nhà Bàng đang thuần con đại bàng đen to, sãi cánh dài khoảng 1,5m, rất hung hãn, có giá trên 10 triệu đồng.


Thú thuần đại bàng được cho là cách chơi thuần túy của giới nhà giàu, vô hình chung tiếp tay những kẻ tận diệt chim trời.

 

 Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết, ngày 10-7-2014, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường ngăn chặn tình trạng săn bắt, nuôi nhốt, mua, bán, quảng cáo, vận chuyển trái phép các loài động vật hoang dã và sản phẩm của chúng có nguồn gốc từ tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc săn chim ưng, đại bàng, bồ cắt, ó, diều hâu… là săn bắt động vật hoang dã trái phép, vi phạm pháp luật.


LƯU MỸ (An Giang Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tận diệt chim "độc"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI