»

Thứ ba, 21/01/2025, 04:00:48 AM (GMT+7)

Sừng tê giác và những tác dụng “truyền miệng” ở Việt Nam

(10:13:56 AM 25/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Ở Việt Nam, sừng tê giác còn được “đồn thổi” là có tác dụng điều trị các loại bệnh nan y như ung thư. Thực tế là, các tài liệu khoa học chứng minh rằng, sừng tê giác có giá trị y học rất gần với…móng ngựa.

 

>>Kỳ 1: Chính sách bảo tồn “ngược đời” nhưng hiệu quả

>>Kỳ 2: Nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp tê giác tại Nam Phi

>>Kỳ 3: Thực thi pháp luật và tội phạm về tê giác ở Nam Phi

>>Kỳ 4: Phản ứng của Chính phủ Nam Phi 

 

Sừng tê giac bị tịch thu tại Việt Nam

 

Việt Nam là một quốc gia đã từng được ghi nhận là có tê giác, đó là loài tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annamiticus) thuộc loại cực kỳ nguy cấp, duy nhất còn tồn tại trên lục địa châu Á. Tuy nhiên, vào năm 2010, con tê giác cuối cùng tại vườn quốc gia Cát Tiên đã bị săn bắn để lấy sừng. Và từ đó, hoạt động buôn bán sừng tê giác đã được chuyển sang nguồn cung mới: Châu Phi.

 

Thói quen sử dụng sừng tê giác có một lịch sử khá lâu đời ở Việt Nam. Việc sử dụng sừng tê giác trong chữa trị bệnh thường được dùng trong đông y. Ngày nay, đông y vẫn giữ được quy mô đáng kể với ít nhất 48 bệnh viện và học viện, hơn 240 khoa các bệnh viên trung ương và bệnh viện tỉnh, 9000 trung tâm y tế được cấp phép hành nghề đông y. Sừng tê giác được cho là có tác dụng hạ sốt, đặc biệt là người máu nóng- và loại bỏ các độc tố trong cơ thể cũng như trong máu.

 

Danh sách các loại bệnh có thể chữa trị bằng sừng tê giác bao gồm sốt cao, mê sảng, đau đầu trầm trọng, sởi, co giật, động kinh và đột quỵ. Theo thống kê, từ năm 2002- 20007, có ít nhất 5 cuốn sách về đông y được xuất bản có nội dung liên quan đến việc dùng sừng tê giác để chữa bệnh.

 

Tuy nhiên, ở Việt Nam, sừng tê giác còn được “đồn thổi” là có tác dụng điều trị các loại bệnh nan y như ung thư. Thực tế là, các tài liệu khoa học chứng minh rằng, sừng tê giác có giá trị y học rất gần với…móng ngựa. Tuy nhiên, các nhà buôn đã cố ý thổi phồng tác dụng của chúng bằng danh sách “ảo” các bệnh nhân đã được chữa trị thành công bệnh ung thư bằng sừng tê giác.  Đây thực ra là một âm mưu tiếp thị nhằm tăng khả năng sinh lời của hoạt động buôn bán sừng tê giác. Thực tế là, những người bị bệnh ung thư thường tuyệt vọng, do đó, sừng tê giác là “cứu cánh” cuối cùng mà họ có thể hi vọng. Và như vậy, với những “quảng cáo” như trên, nhiều bệnh nhân không ngần ngại chi hàng trăm ngàn USD để sở hữu sừng tê giác.

 

Đĩa mài sừng tê giac được bán ở Việt Nam

 

Ngoài những bệnh nan y, nhiều người Việt Nam cũng thường xuyên sử dụng sừng tê giác để “giải độc cơ thể”. Họ thường xuyên trộn bột sừng tê với nước hoặc rượu để làm thuốc bổ và thuốc giã rượu. Nhiều người còn tin rằng sừng tê giác là một phương thuốc chữa bất lực và tăng cường khả năng tình dục. Việc sử dụng sừng tê giác như là một loại thuốc kích dục trong y học cổ truyền châu Á tuy từ lâu đã bị bóc trần là lừa gạt, nhưng nhiều người tại Việt Nam vẫn được ghi nhận là vẫn đang “có niềm tin mãng liệt” vào loại “dược liệu” này. Bên cạnh đó, nhiều người sử hữu sừng tê giác chỉ để phô trương sự giàu có, địa vị và sự thành công của mình đối với người khác. Theo nhận định, đây là những khách hàng chiếm số lượng đông nhất tại Việt Nam hiện nay.

 

Việc quảng cáo về những tác dụng thần kỳ của sừng tê giác ở Việt Nam chưa được ngăn chặn một cách đúng mức. Chỉ cần lên google gõ cụm từ “tác dụng của sừng tê giác” sẽ tìm được khoảng 2880.000 kết quả trong vòng 0,21 giây. Nhiều website đã đăng hàng loạt quảng cáo với những khẩu hiệu “tăng cường sự tập trung và giã rượu”, “rượu sừng tê giác là thức uống có cồn của các triệu phú”, và “sừng tê giác giống như một chiếc xe hơi quan trọng”…Đây là một hoạt động cần được ngăn chặn kịp thời.

 

Bên cạnh đó, những bà mẹ trẻ có thu nhập cao cũng không ngần ngại bỏ ra “một đống tiền” để mua sừng tê giác nhằm là thuốc chữa trị tại nhà cho con họ khi bị sốt cao. Đây tuy là một trong những tác dụng được nhắc đến trong y học cổ truyền, nhưng các bà mẹ vẫn thường tự “chữa trị” mà không có bất kỳ sự tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y. Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội là nơi mà các bà mẹ này “học hỏi, trao đổi” cách chữa bệnh bằng sừng tê giác.

 

Và cuối cùng, những người dùng văn hóa quà tặng đắt tiền thường chọn sừng tê giác để tặng “sếp”, nhằm đổi lấy những sự ưu ái. Do đó, các tổ chức buôn lậu thường nhắm đến những đối tượng này để chào hàng. Sừng tê giác là một món hàng giá trị cao, thể hiện đẳng cấp, do đó, nhiều người nghĩ rằng sẽ “được lòng sếp” bằng quà tặng này.

 

Nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn việc buôn bán và sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam, vốn đang ngày càng gia tăng.                                                   

 

Kỳ 6: Pháp luật và chính sách ở Việt Nam đối với việc buôn bán và sử dụng sừng tê giác

TMT (Nguồn: Traffic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sừng tê giác và những tác dụng “truyền miệng” ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI