Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ sáu, 22/11/2024, 02:13:46 AM (GMT+7)
Sự xâm lấn của sâu bọ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế thế giới
(19:46:07 PM 06/10/2016)(Tin Môi Trường) - Biến đổi khí hậu đang làm cho các loại sâu bọ sinh sôi, phát triển nhanh và gây thiệt hại ít nhất 69 tỷ euro (77 tỷ USD) mỗi năm cho nền kinh tế thế giới. Đó là kết quả nghiên cứu do một nhóm nhà khoa học quốc tế công bố ngày 4/10 trên Tạp chí Nature Communications.
>> Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Ảnh minh hoạ: IE
Dựa trên tập hợp kết quả của 700 công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra những thiệt hại do sự xâm lấn của các loài sâu bọ gây ra đối với tài sản, dịch vụ, sức khỏe con người và ngành nông nghiệp là rất lớn.
Theo đó, trong tổng số 69 tỷ euro thiệt hại hàng năm do các loại sâu bọ gây ra thì mối ngầm Formosan là "loài gây thiệt hại lớn nhất". Đây là loài sống theo đàn lớn trong gỗ hoặc trong thân cây và không thể tiêu diệt được hết. Như tại Mỹ, loài mối ngầm này đã lây lan rất rộng và các nhà khoa học không tìm ra phương pháp hiệu quả để tiêu diệt loài này.
Tiếp đến là loài sâu tơ (tên khoa học là Plutella xylostella) - có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, có khả năng sinh sôi rất mạnh và có sức phá hoại rất lớn đến hoa màu, nhất là các cây họ cải, ước tính gây thiệt hại 4,1 tỷ euro/năm. Ngoài ra, loại bọ cánh cứng (Tetropium fuscum) vốn chủ yếu tìm thấy tại Canada gây thiệt hai đến 4 tỷ euro/năm.
Đối với sức khỏe con người, các loài sâu bọ xâm lấn gây ra thiệt hại hơn 5,4 tỷ euro/năm (không kể tới các thiệt hại do các loại muỗi gây bệnh sốt rét và virus Zika gây ra).
Theo nhà khoa học Franck Courchamp thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), tổng thiệt hại 69 tỷ euro được tính toán dựa trên kết quả của 7.00 nghiên cứu, nhưng chỉ thực hiện trên một số loại sâu bọ và tiến hành tại một số khu vực nhất định, không tính đến những thiệt hại do những biến đổi chung đối với hệ sinh thái tự nhiên (như quá trình thụ phấn). Ông cũng cho biết nếu dùng phép ngoại suy, thiệt hại thực tế có thể lên đến 270 tỷ euro/năm.
Ông cũng cho biết tình hình xâm lấn của sâu bọ sẽ còn nguy hiểm hơn do sự nóng lên của Trái Đất. Theo tính toán, thiệt hại sẽ tăng thêm 18% từ nay đến 2050 nếu như không có biện pháp ngăn chặn sự biến đổi khí hậu Trái Đất như hiện nay.
Theo chuyên gia người Pháp này, để hạn chế những thiệt hại, ngoài các thông tin công khai và biện pháp chống biến đổi khí hậu, cần giải pháp "an ninh sinh học" bao gồm những biện pháp đầu nguồn nhằm hạn chế những sự lây lan như giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa "nhạy cảm" đến từ một số khu vực, cần có các quy định để đảm bảo quá trình nhập khẩu hàng hóa có độ rủi ro cao phải được kiểm soát chặt chẽ và không chứa loại sâu bọ lây lan. Hiện cách làm này đang được tiến hành tại Mỹ, Australia và đang thu được hiệu quả rất lớn.
TMT (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.