»

Thứ ba, 21/01/2025, 01:42:00 AM (GMT+7)

Sư tử hổ đầu tiên sinh con tại Nga

(13:31:58 PM 23/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Vườn thú Novosibirsk tại Nga vừa công bố bức ảnh "sản phẩm" đầu tiên giữa một con sư tử hổ cái với sư tử đực.

 

Kiara,[-]hậu[-]duệ[-]của[-]một[-]con[-]sư[-]tử[-]châu[-]Phi[-]đực[-]và[-]một[-]con[-]sư[-]tử[-]hổ.[-]Ảnh:[-]Vườn[-]thú

Kiara, hậu duệ của một con sư tử châu Phi đực và một con sư tử hổ. Ảnh: Vườn thú Novosibirsk.

 

Mọi người đã biết sư tử hổ (liger) là con vật lai giữa sư tử đực và hổ cái. Nhưng có lẽ ít người tưởng tượng được diện mạo của đứa con giữa một con sư tử hổ cái với một con sư tử đực. Người ta gọi những con vật như vậy là "liliger".

 

Con liliger đầu tiên đã ra đời tại vườn thú Novosibirsk. Nhân viên vườn thú gọi nó là Kiara, National Geographic đưa tin.

 

Craig Packer, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sư tử của Đại học Minnesota tại Mỹ, nhận định rằng đây là con lilger đầu tiên trên hành tinh, song ông không cảm thấy ngạc nhiên về sự ra đời của nó. Theo ông, mọi sư tử hổ đều được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt vì chúng không thể sống sót trong môi trường hoang dã. Các đàn hổ và sư tử hiếm sống trong những khu vực hoàn toàn khác nhau nên chúng không thể giao phối. Giả sử hai loài cùng sống trong một vùng địa lý, chúng cũng không thể làm "chuyện ấy".

 

"Nếu một con hổ đực tìm cách giao phối với một con sư tử cái, một con sư tử đực sẽ tấn công hổ. Ngược lại, nếu một con sư tử đực tới gần một hổ cái, một con hổ đực cũng sẽ tìm cách xua đuổi kẻ khác loài", Packer giải thích.

 

Nhưng trong môi trường nuôi nhốt, hổ và sư tử có thể giao phối nếu chúng không còn lựa chọn nào khác.

 

"Hổ và sư tử từng có tổ tiên chung, song chúng bắt đầu tách thành hai loài riêng biệt từ khoảng 7 triệu năm trước. Mặc dù vậy, ngày nay chúng vẫn có thể giao phối với nhau để sinh con", Packer phát biểu.

 

Packer nói thêm rằng, nếu sống trong môi trường hoang dã, những con liliger như Kiara sẽ thể hiện hành vi của cả sư tử và hổ.

 

"Sư tử sống theo bầy đàn và hay hợp tác với nhau. Hổ thường sống đơn độc và cố định ở một khu vực", ông cho biết.

(Nguồn: Trúc Quỳnh/ Vnexpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sư tử hổ đầu tiên sinh con tại Nga

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI