»

Thứ ba, 21/01/2025, 00:56:41 AM (GMT+7)

Sóc tung hoành vườn cây ăn trái Tiền Giang, Bến Tre

(12:01:57 PM 01/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre hiện rất lo lắng vì nạn sóc cắn phá trái cây, đặc biệt là trái ca cao, dừa, vú sữa...

Chúng tôi đến các vườn ca cao trồng xen trong vườn dừa ở hai huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông (Tiền Giang) và ghi nhận hàng trăm hecta ca cao bị sóc tấn công. Rất nhiều trái ca cao sắp chín bị sóc cắn phá, đục khoét rụng la liệt dưới đất. Ông Phạm Văn Mười, một nông dân ở ấp Tân Phú, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, trồng 6ha ca cao xen trong vườn dừa.

Nông dân huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đặt bẫy nhưng bắt được rất ít sóc.

Hiện ca cao của ông sắp vào vụ thu hoạch nhưng sóc đã cắn phá hư gần 50%. Còn vườn ca cao 10ha của ông Phạm Hoàng Phúc ở gần đó bị sóc gặm hết 70% trái. “Chúng tôi đặt bẫy đầy trong vườn nhưng không bắt được bao nhiêu con. Sócsinh sản rất nhanh, bà con ở đây đã bắt cả trăm con nhưng không giảm được số trái ca cao bị cắn phá. Trước đây sóc chỉ cắn phá ban đêm, nhưng bây giờ chúng ngang nhiên cắn phá ngay ban ngày trước mặt mình” - ông Mười nói.

Còn theo người dân ở vùng chuyên canh vú sữa Vĩnh Kim (Tiền Giang), gần đâysóc cũng xuất hiện cắn trái vú sữa sắp thu hoạch. Giá vú sữa hiện rất cao, hơn 100.000 đồng/chục 14 trái, nên thiệt hại của nông dân rất lớn. Ngoài ra, nhiều vườn dừa ở tỉnh Bến Tre, Tiền Giang cũng bị sóc tấn công.

Ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết hiện nay sóc hoành hành dữ dội ở khắp các tỉnh có trồng ca cao, gây thiệt hại rất lớn cho nông dân, giống như dịch chuột gây hại lúa, hoa màu trước đây.

Theo ông Chiến, sóc là loài di chuyển rất nhanh ở trên cao nên khó ngăn chặn hơn chuột. Đến nay vẫn chưa có biện pháp nào ứng phó hiệu quả với sóc. Sau dịp Tết dương lịch, ngành bảo vệ thực vật sẽ cùng các địa phương thống kê, nắm lại cách thức gây hại của sóc để bàn biện pháp đối phó.

Theo Tuổi Trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sóc tung hoành vườn cây ăn trái Tiền Giang, Bến Tre

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI