»

Thứ sáu, 22/11/2024, 18:43:03 PM (GMT+7)

Sóc Trăng tìm giải pháp bảo tồn đàn dơi quý

(14:58:27 PM 30/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Trước thực trạng đàn dơi ngựa tại chùa Mahatup (chùa Dơi, thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng) đang ngày càng suy giảm nhanh chóng, tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với Trường đại học Cần Thơ nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn đàn dơi, giữ cho điểm tham quan bậc nhất ở Sóc Trăng luôn hấp dẫn và có nét độc đáo riêng.

 


(Ảnh minh họa: IE)

 

Thực hiện mục tiêu này, Trường đại học Cần Thơ đã có đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đàn dơi ngựa tại chùa Dơi, Thành phố Sóc Trăng”. Đề tài do Tiến sĩ Dương Văn Ni - Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, quá trình bắt đầu thực hiện vào tháng 3/2013 - 7/2014 và sẽ tiếp tục thực hiện đến tháng 5/2015, với các phương pháp thực hiện như: đếm số lượng, bẫy bắt ngẫu nhiên, định loại, gắn chíp điện tử và theo dõi đường bay, lấy mẫu dịch phẩm...

 

Nhóm nghiên cứu còn đánh giá chi tiết thực trạng của đàn dơi ngựa ở khuôn viên chùa Dơi - thành phố Sóc Trăng và vùng phụ cận, nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài dơi tại chùa Dơi, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống và hiện trạng của loài dơi ngựa ở khu vực nghiên cứu, những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng đàn dơi tại chùa Dơi. Qua đó đề xuất những kế hoạch bảo tồn cấp bách và lâu dài nhằm từng bước phục hồi phát triển đàn dơi tại chùa Dơi. 

Đề tài đã được sự ủng hộ rất lớn của UBND tỉnh, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, các sư sãi Chùa Mahatup và nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng chỉ có một số địa điểm là nơi sinh sống của loài dơi ngựa lớn và dơi ngựa Thái Lan, trong đó nhiều nhất là tại khuôn viên chùa Mahatup, chùa Lịch Hội Thượng (huyện Long Phú) và Nông trường 30/4 (huyện Cù Lao Dung). 

Ở các điểm này, số lượng cá thể dơi không nhiều và đang bị suy giảm nghiêm trọng do hiện tượng săn bắt trái phép và chặt phá sinh cảnh. Kết quả điều tra từ năm 2004, có khoảng trên 100 cá thể dơi ngựa lớn và khoảng 3.000 cá thể dơi ngựa Thái Lan sống trong khuôn viên chùa Mahatup. Đến năm 2009, số lượng dơi ngựa lớn chỉ còn 20 con và khoảng 1.100 dơi ngựa Thái Lan. Theo thống kê mới nhất vào tháng 7/2014 thì số lượng hiện chỉ còn khoảng 200-300 cá thể loài dơi ngựa sinh sống và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao nếu không có biện pháp bảo vệ cần thiết. 

Ông Lâm Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng, đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đàn dơi ngựa tại chùa Dơi" của nhóm nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo vệ đàn Dơi tại chùa Mahatup, góp phần gìn giữ di sản văn hóa cấp Quốc gia, biểu tượng văn hóa - du lịch tỉnh Sóc Trăng. Ông Lâm Văn Mẫn cũng đề nghị người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không săn bắt, kinh doanh, tiêu thụ dơi ngựa và kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ, có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tốt hơn đàn dơi ngựa của tỉnh.
Trung Hiếu
Từ khóa liên quan: dơi, Sóc Trăng, chùa Dơi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sóc Trăng tìm giải pháp bảo tồn đàn dơi quý

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI