»

Thứ hai, 20/01/2025, 08:34:42 AM (GMT+7)

Sở thú tàn bạo nhất trên thế giới Tin ảnh

(11:28:29 AM 27/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Sở thú Surabaya ở phía đông Java, Indonesia là một trong những sở thú tàn bạo nhất trên thế giới. Không ít các nhà động vật học lắc đầu tuyệt vọng khi nhìn thấy các động vật phải sống trong môi trường tồi tệ và bị đối xử tàn nhẫn trong sở thú này.

 

Con voi đực này là một trong những nạn nhân rõ ràng ở Vườn thú Surabay. Sở thú đáng bị lên án về cách đối xử tàn bạo với động vật của mình.

 

Theo Tony Sumampau, một cựu thành viên của đội ngũ quản lý tạm thời trong sở thú, hơn 50 loài động vật đã chết ở đây trong vòng 3 tháng qua. Đối với hầu hết những nhân viên, việc chạy bán thực phẩm, đồ uống cho du khách để kiếm tiền cần thiết và quan trọng hơn nhiều việc chăm sóc cho những động vật trong sở thú.

Một báo cáo của nhóm nghiên cứu độc lập của Bộ lâm nghiệp Indonesia kêu gọi sở thú này chuyển các loài động vật đến các sở thú khác nhưng các sở thú khác lại từ chối không nhận vì lo ngại chúng sẽ lây truyền dịch bệnh.

Môi trường sống tồi tệ của động vật trong sở thú gây sự chú ý trên toàn thế giới sau cái chết của một con hươu cao cổ vào năm 2012 với hơn 20 kg túi nhựa trong dạ dày. Cái chết này có lẽ đã bị phai mờ nếu như mới đây không phát hiện ra cái chết đau lòng khác của một đười ươi cái, Nanik, do ăn một vật khối lớn vào ruột.

 

Đã có hơn 50 loài động vật chết tại sở thú trong ba tháng qua

 

Những con voi bị đối xử như nhau với xích và cùm ở chân khiến chúng không thể lê bước đi đâu được

 

Lạc đà gầy giơ xương vì không được ăn uống đầy đủ

 

Khỉ mũ nâu Nam Mỹ như van nài một sự giải thoát

 

  

Khỉ phải sống chung với những con chuột nhiễm khuẩn

 

150 bồ nông bị nhồi nhét vào một cái lồng với nhau

 

Khi con hươu cao cổ chết, quan chức sở thú chỉ bài trí đơn giản một cuộc triển lãm bộ xương của nó

 

Con hổ Sumatra rên rỉ trong chuồng ở chật hẹp. Năm ngoái, một con hổ khác đã chết vì đường tiêu hóa bị mục nát do phải ăn thịt tẩm formaldehyde

 

Con hổ bị nhốt trong một phần nhỏ chật hẹp trong khi phần chính của lồng nhốt còn trống

 

Chúa tể sơn lâm ảo não, buồn bã

 

Một con hà mã châu Phi đơn độc trong hồ nước bẩn.

 

Dù phát ngôn viên của sở thú khẳng định đã tìm giải pháp cải thiện tình hình nhưng các loài động vật vẫn chết rất nhiều

 

Vượn thường sống trên cây nhưng lại được đặt trên một “hòn đảo” cách biệt. Một vài loài trong sở thú này không được sống trong không gian sống phù hợp

 

Bồ nông giành giật nhau không gian trong một hồ bơi nhỏ

 

Một con đười ươi cái ngậm đầu bút nhựa do một ai đó văng vào người nó

 

18 con nai bị bao quanh trong một khu đất quá chật hẹp

 

Khỉ bị nhốt chung với hươu, nai và không thể leo lên cây được

 

Động vật phải sống tách biệt và cô độc

 

  

Biểu tượng một con cá sấu chiến đấu với một con cá mập trắng ngay lối vào của sở thú

 

Sở thú Surabaya đã được mệnh danh là Sở thú của cái chết

 
XUÂN TUYỀN/ TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sở thú tàn bạo nhất trên thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI