»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:20:57 PM (GMT+7)

Sinh vật biển 2 đầu khiến nhà khoa học nào cũng muốn nhìn thấy

(15:25:19 PM 18/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày 30.5 vừa qua, một tàu đánh cá Hà Lan đã bắt được một sinh vật kì lạ mà ít ai từng nhìn thấy thấy trên đời: Nó dài 60 cm và có tận… 2 đầu.

Ở vùng nước lạnh của Biển Bắc, những người ngư dân từng bắt được vô vàn thứ kỳ lạ trên đời. Phần lớn trong số đó là rác, ủng; nhiều lúc là cá heo, vì có cả hàng ngàn con đang sinh sống ở đây.

 
Sinh[-]vật[-]biển[-]2[-]đầu[-]khiến[-]nhà[-]khoa[-]học[-]nào[-]cũng[-]muốn[-]nhìn[-]thấy
Cá heo 2 đầu mới được tìm thấy ở Hà Lan (Ảnh: Washingtion Post)
 
Sau khi lan truyền khắp các mạng xã hội ở Hà Lan, bức ảnh cuối cùng cũng đến được hộp thư của Erwin Kompanje – chuyên gia quản lý động vật có vú của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Rotterdam.
 
Khi được hỏi lại, Erwin cho biết ông đã vô cùng kinh ngạc và tự hỏi rằng con vật đó được tìm thấy ở đâu? Khi nào thì người ta có thể chuyển nó đến phòng nghiên cứu?
 
Ngay cả trong thời đại khoa học tiến bộ như ngày nay, sự xuất hiện của một con vật 2 đầu vẫn là một sự kiện vô cùng kỳ lạ. Kompanje cho biết rằng, con vật trong hình là một cặp cá heo nhưng bị dính liền phần đầu.
 
“Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 9 trường hợp động vật song sinh dính liền được ghi nhận trên toàn thế giới”, Kompanje cho biết. “Ngay cả trong tự nhiên, trường hợp cá heo sinh đôi cũng vô cùng hiếm gặp, bụng của con mẹ không có đủ chỗ chứa cho cả 2 con”.
 
Vào năm 1970, một số ngư dân cũng phát hiện được một con cá héo có 2 thân, 1 đầu trong bụng của một con mẹ ở vùng nước của Nhật Bản. Ngoài ra, cũng có một trường hợp bắt được cá heo quái dị ở biển Địa Trung Hải, tuy nhiên con vật đã bị phân hủy một phần khi được tìm thấy.
 
Các trường hợp từng được ghi nhận trước đây đều không đạt độ hoàn chỉnh như mẫu vật mới được tìm thấy.
 
"Chỉ nhìn tấm ảnh cũng thấy được con vật đã chết nhưng cơ thể vẫn trong điều kiện hoàn hảo để nghiên cứu", Kompanje nói thêm. Cặp song sinh này mới chỉ vừa ra đời, ông nhận định khi đang chỉ vào những mảng tóc nhỏ ở mặt con vật.
 
Sinh[-]vật[-]biển[-]2[-]đầu[-]khiến[-]nhà[-]khoa[-]học[-]nào[-]cũng[-]muốn[-]nhìn[-]thấy
Cặp song sinh được tìm thấy khi đã chết nhưng vẫn trong điều kiện tốt (Ảnh: Washingtion Post)
 
Cặp đôi có thể đã chết đuối bởi 2 bộ não đã ra lệnh cho cơ thể bơi theo 2 hướng khác nhau ngay khi mới ra đời. Hoặc con vật có khả năng bị suy tim, một trái tim không đủ mạnh để bơm máu cho 2 cái đầu.
 
"Nhưng cho dù “2 con cá” chết vì nguyên nhân gì, thì chúng ta cũng vô cùng may mắn khi bắt được chúng ở điều kiền hoàn hảo có thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học", Kompanje cũng cho biết.
 
Tuy nhiên bởi vì lo ngại về tính pháp lý, các ngư dân đã ném con vật xuống trở lại biển sâu ngay lập tức khi bắt được. Con cá heo 2 đầu đã tuột khỏi tay các nhà khoa học mãi mãi.
 
Với các tấm ảnh sót lại, các nhà nghiên cứu cũng có đủ thông tin để đưa ra một số học thuyết về loài cá này. Kompanje cũng nói thêm: “Tôi không nghĩ là mình sẽ có thể nhìn thấy một trường hợp tương tự như thế này thêm một lần nào nữa, thật là một ác mộng”.
(Theo Washingtion Post/khám phá
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sinh vật biển 2 đầu khiến nhà khoa học nào cũng muốn nhìn thấy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI