»

Chủ nhật, 19/01/2025, 20:50:37 PM (GMT+7)

Sẽ đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương ra khỏi danh mục nguy hại

(18:10:55 PM 08/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, Bộ NN&PTNT đã cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) bàn bạc, thảo luận và sẽ đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Sẽ đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại -Ảnh minh họa



Ông Tuấn cho rằng, hiện vấn đề này đang bị hiểu sai. 2 loài thủy sản trên nằm trong danh mục nguy cơ cảnh báo ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có khả năng đe dọa đến môi trường. Trên thực tế, tôm thẻ chân trắng là đối tượng được đưa vào Việt Nam khoảng 10 năm nay. Từ những mô hình thử nghiệm thành công, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng dần. Riêng trong năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước đạt hơn 25.300 ha, trong đó các tỉnh miền Trung và miền Bắc là 17.960 ha, chiếm hơn 72% tổng số diện tích, còn lại là các tỉnh ĐBSCL. Tôm thẻ chân trắng đang phát triển thương phẩm rất tốt ở nhiều địa phương như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ…



Tuy nhiên, để phát triển bền vững nghề nuôi này, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản khuyến cáo, các địa phương khi thả nuôi tôm thẻ chân trắng phải phát huy được lợi thế của loài này. Tôm thẻ chân trắng không phải loài thay thế con tôm sú và chỉ khuyến khích phát triển nuôi trong vùng đã được quy hoạch. Tổng cục Thủy sản sẽ khuyến nghị với Bộ NN&PTNT cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng phải nuôi thâm canh, có điều kiện theo dõi, quản lý chặt chẽ. Nếu nuôi quảng canh loài này cần xem lại hiệu quả và dự báo các rủi ro có thể xảy ra cho môi trường tự nhiên.




Theo Bộ NN&PTNT, hàu Thái Bình Dương và tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng nuôi chủ đạo của ngành thủy sản Việt Nam. Sản lượng tôm thẻ chân trắng mỗi năm đạt hơn 100.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng tôm cả nước. Đây là loại tôm chịu lạnh và có khả năng kháng bệnh tốt hơn tôm sú. Các chủng loại này đều được các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm dịch kiểm soát chặt chẽ ngăn ngừa dịch bệnh tại các cửa khẩu.




Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành thông tư về quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại, đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương vào danh mục loài có nguy cơ xâm hại.. Các chuyên gia ngành Thủy sản cho rằng, việc xếp tôm thẻ chân trắng vào danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là vấn đề phức tạp liên quan tới khoa học, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và bảo vệ môi trường nên việc xem xét cấm hay không cấm cần phải đưa ra thông tin khoa học với luận chứng cơ sở rõ ràng và thuyết phục.



Ông Nguyễn Tiến Thể, Vụ phó Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho rằng, nếu 2 loài sinh vật trên có tên trong danh sách sinh vật ngoại lai sẽ không được phép nhập về Việt Nam hoặc nếu được gây nuôi thì chỉ với số lượng có hạn và phải được sự cho phép của cơ quan quản lý. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản và sinh kế của nhiều người .

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sẽ đưa tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương ra khỏi danh mục nguy hại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI