»

Thứ hai, 20/01/2025, 14:44:32 PM (GMT+7)

Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện Tin video

(11:05:36 AM 21/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Cho đến nay, hai thập kỷ sau phát hiện chấn động của loài thú móng guốc có tên gọi là Saola, loài động vật này vẫn còn là một câu hỏi bí ẩn đối với con người. WWF, Nhóm Nghiên cứu Saola (SWG) của Ủy ban vì Sự sống các Loài, thuộc IUCN và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) đã lên tiếng cảnh báo loài này đang trên đường tuyệt chủng do bị săn bắt ráo riết và công tác quản lý kém hiệu quả tại các khu bảo tồn.

 

Saola: sau 20 năm được phát hiện vẫn là một bí ẩn

 

Saola là loài móng guốc nhưng có vẻ bên ngoài giống linh dương. Saola được một nhóm nghiên cứu của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (cũ) và WWF phát hiện năm 1992 trong một chuyến khảo sát tại rừng Vũ Quang, Hà Tĩnh, khu vực gần biên giới Việt – Lào. Khi tìm thấy một hộp sọ có chiều dài bất thường với cặp sừng thẳng tại nhà một thợ săn, họ biết rằng họ đã phát hiện ra một điều khác thường. Lần đầu tiên trong hơn 50 năm, giới khoa học tìm thấy loài động vật có vú lớn nhất thế giới, đây cũng là một trong những phát hiện về động vật ngoạn mục nhất của thế kỷ 20.

 

Tuy nhiên, tới nay những thông tin về sinh cảnh và tập quán của Saola vẫn còn rất hạn chế đối với giới khoa học. Năm 2010, người dân địa phương đã bắt được một cá thể Saola tại tỉnh Bolikhamxay thuộc Trung Lào, nhưng cá thể đã chết vài ngày sau đó. Trước đó, bằng chứng cuối cùng về Saola sống trong tự nhiên được lưu lại là hình ảnh một cá thể Saola do bẫy ảnh ghi lại vào năm 1999 cũng tại Bolikhamxay.

 

Ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho biết; “Saola là loài động vật vô cùng nhút nhát, hiếm khi có thể bắt gặp được chúng. Mặc dù Saola cư trú trong một vùng rất hẹp nhưng vẫn chưa có nhà khoa học nào tận mắt nhìn thấy chúng trong tự nhiên. Các cá thể Saola bị bắt đều không sống được trong điều kiện nuôi nhốt.”    

 

Do đặc tính lẩn trốn con người nên các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác của quần thể Saola. Theo ông William Robichaud, Điều phối viên Nhóm Nghiên cứu Saola phỏng đoán: “Trường hợp khả quan nhất, có thể vẫn còn khoảng vài trăm cá thể Saola ở ngoài tự nhiên, xấu nhất thì chỉ còn khoảng vài chục cá thể.”

 

Mặc dù việc phát triển các cơ sở hạ tầng đang xâm lấn sinh cảnh sống của Saola, nhưng mối de dọa lớn nhất với loài vật này vẫn là các hành vi săn bắt trộm. Saola thường bị dính bẫy của thợ săn, vốn dùng để săn bắt các con vật khác như hươu, mang, lợn rừng, v.v… Những loài này đem lại lợi nhuận lớn hơn trên thị trường buôn bán động vật hoang dã do nhu cầu về thuốc Đông y tại Trung Quốc và thị trường ẩm thực tại Việt Nam và Lào.


Ông Robichau bổ xung: “Saola nằm trong số ít các loài động vật ở dãy Trường Sơn không được thị trường đánh giá cao. Saola bị đánh bẫy nhiều là do tình cờ, giống như trường hợp cá heo dính vào bẫy bắt cá hồi.”

 

Sau khi tìm ra Saola, Việt Nam và Lào đã xây dựng một mạng lưới các Khu bảo tồn (KBT) tại vùng sinh cảnh của Saola. Một số KBT đã thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nạn săn bắn trộm. Tại KBT Saola tỉnh Thừa Thiên Huế, WWF hiện đang hỗ trợ một phương pháp tuần tra rừng mới, đồng quản lý bởi WWF và KBT và bước đầu đã cho nhiều kết quả tích cực. Từ tháng Hai năm 2011, trong quá trình đi tuần tra rừng trong KBT, các cán bộ tuần tra đã dỡ bỏ được hơn 12.500 bẫy và gần 200 lán của các nhóm lâm tặc.

 

TS Barney Long, Chuyên viên về Loài ở châu Á của WWF-Mỹ cho biết: “Chính phủ Việt Nam và Lào rất cần thành lập các khu bảo tồn xung yếu. Tuy nhiên, nếu không nỗ lực để thực hiện các biện pháp quản lý mới nhằm bảo vệ sinh cảnh của Saola thông qua việc phá bỏ các bẫy săn bắt trộm, các khu bảo tồn này sẽ chỉ còn là những đường vẽ trên bản đồ mà thôi.”

 

“Nếu giảm được các vụ săn bắt, tương lai của loài này sẽ khả quan hơn”, ông Chris Hallam, Cố vấn Quy hoạch Bảo tồn WCS-Lào nói. “Điều này đòi hỏi phải tăng cường lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực sinh cảnh của Saola, phải có thêm trợ cấp cho nỗ lực bảo tồn của họ và nhất là phải giảm được nhu cầu thực phẩm và thuốc đối với động vật hoang dã”.          

 

Tính khẩn cấp về những nỗ lực cứu loài Saola càng tăng lên khi tê giác Java – một loài biểu trưng khác của Việt Nam  được tuyên bố đã bị tuyệt chủng khi cá thể tê giác cuối cùng bị giết bởi những kẻ săn trộm vào năm 2010.  

 

“Năm nay chúng ta làm lễ kỷ niệm năm thứ 20 phát hiện ra Saola, nhưng đây cũng sẽ là lễ kỷ niệm cuối cùng nếu những biện pháp cấp thiết không được thực thi.” ông Hallam nói thêm.

 

Saola được coi là một trong những biểu tượng đa dạng sinh học của Trường Sơn, dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào. Đây là khu vực có độ đa dạng sinh học cao, bao gồm nhiều loài quý hiếm trong đó có những loài đặc hữu không thể tìm thấy nơi khác trên hành tinh này. Ngoài Saola, hai loài hươu là Mang lớn và Mang Trường Sơn cũng lần lượt được phát hiện tại các khu rừng rậm rạp vào năm 1994 và 1997.

 

Ông Rochichaud phát biểu: “Rất may mắn là Saola không phải là loài thú hoang dã trong danh sách bị săn lùng. Nhưng chúng ta vẫn cần hành động nếu không muốn một trong những loài thú hiếm và lớn nhất thế giới đang lặng lẽ bị dồn đến đường cùng do sự thỏa hiệp của chính chúng ta.”

Xem video về:Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện
TMT- Nguồn ảnh: WWF
Từ khóa liên quan: Saola, bí ẩn , phát hiện , WWF, WCS
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện

  • le dung (11:31:38 AM 21/05/2012)cần được bảo vệ

    những cá thể như thế thật không còn nhiều. Không biết làm thế nào để có nhiều hơn đây nhỉ. thế giới thiên nhiên thật là rộng nhưng tài nguyên thì có hạn.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Saola: vẫn là một bí ẩn sau 20 năm được phát hiện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI