»

Thứ bảy, 23/11/2024, 05:31:11 AM (GMT+7)

Sắc màu thiên nhiên tuyệt đẹp của các loài rắn Việt Nam Tin ảnh

(20:43:09 PM 17/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Đối với giới nghiên cứu bò sát, loài rắn không chỉ đẹp bên ngoài, mà còn là mắt xích quan trọng, đóng vai trò cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái của con người. Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn sọc đốm đỏ Oreocryptophis porphyraceus. Được xem là một trong những loài rắn có sắc màu rực rỡ nhất ở Việt Nam. Loài này thường kiếm ăn ở bìa rừng dọc theo các con suối thuộc vùng núi cao và hoạt động vào sáng sớm hoặc hoàng hôn. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài lưỡng cư và thú gặm nhấm nhỏ. Chính vì vẻ đẹp rực rỡ và hoàn toàn vô hại với con người đã khiến chúng bị săn đổi ráo riết để buôn bán và nuôi làm cảnh. Hiện loài này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam

[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn lục miền nam Viridovipera vogeli được mệnh danh là kẻ săn đêm siêu phàm và khôn ngoan nhất trong các loài rắn. Giữa bóng đêm mịt mùng của các cánh rừng mưa nhiệt đới, loài rắn lục này dùng khả năng cảm nhiệt trong đêm tối để bắt các con mồi. Nó tìm kiếm một gốc cây nhỏ cuộn tròn vào các cành cây nằm gần sát mặt đất và kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang qua. Chỉ với một cú đớp, những chiếc răng sắc nhọn của nó sẽ khiến con mồi không có cơ hội thoát thân.

[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn lục núi Ovophis monticola. Đây là một loài rắn cực độc đối với các loài động vật máu nóng, nhưng kẻ mù màu này lại tỏ ra rất khờ khạo dưới ánh sáng ban ngày nên con người khó có cơ hội gặp chúng. Lẩn trốn ban ngày và kiếm ăn ban đêm nơi các vũng nước nhỏ đọng trong các khu rừng thường xanh là cách tồn tại hữu hiệu nhất mà tổ tiên của chúng đã truyền lại.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus. Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, khi nhiệt độ ban đêm giảm, con người bắt đầu cảm nhận được cái lạnh của màn sương đêm buông xuống, thì cũng là lúc loài này bò ra khỏi nơi lấn trốn đi kiếm ăn. Những loài ếch cây Rhacophorus và các loài nhái nhỏ sẽ là những miếng mồi ngon lành của nó. Loài này rất ít gặp ban ngày nhưng rất dễ nhận diện vào ban đêm với lớp vảy màu nâu nhạt, lớp vảy nằm sát phần bụng có màu nâu đậm, viền mắt ngoài màu đỏ rực khi ánh đèn phản chiếu trong đêm tối. Chúng là loài rắn có kích thước nhỏ, nhút nhát, phân bố rộng nhưng số lượng cá thể của loài này không còn nhiều trong tự nhiên.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam

Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea  được mệnh danh là nữ hoàng sắc đẹp của các loài rắn. Màu sắc, hoa văn trên cơ thể chúng được tạo hóa trang điểm rất hài hoà. Trong bóng đêm sự phản chiếu của các lớp vẩy màu bởi ảnh đèn flash càng làm nó nổi bật. Mặc dù chúng là loài không độc nhưng có khả năng đối phó trước một số loài rắn độc khác khi bị đe doạ, bằng cách phình to phần đầu ra để hù doạ kẻ thù và phát ra những âm thanh đe doạ để tìm cách lẩn trốn.

[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn cườm Chrysopelea ornata. Loài này dài khoảng 130 cm, đầu màu xanh lục có vệt màu đen; cằm và phía trên mép màu ngà voi. Thân chúng màu vàng xanh lục nhạt. Loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này thường dung chiêu thức lẩn trốn ‘tẩu vi thượng sách’ khi gặp kẻ thù. Đây được cho là phương pháp hữu hiệu nhất của chúng vì “biết mình sức yếu”. Chúng hoạt động kiếm ăn ban ngày và thức ăn chủ yếu là những loài thằn lằn nhỏ.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam

Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger. Chậm chạp, lặng lẽ trong bóng đêm ở khu rừng thường xanh nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của nó sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị.

[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn hổ đất nâu Psammodynastes pulverulentus. Với cái đầu hình tam giác rõ rệt  nên loài này thường bị nhầm lẫn với các loài rắn có nọc độc khác. Thực tế chúng hoàn toàn vô hại. Thức ăn của loài chủ yếu là thằn lằn và ếch. Chúng săn mồi cả ngày lẫn đêm.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam

 Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus. Rực rỡ sắc màu ở phần đầu và cổ không chỉ trang điểm thêm cho chúng vẻ đẹp gợi tình trong mùa giao phối, mà còn giúp nó đe dọa kẻ thù. Có thể chúng vô hại với con người và một số loài động vật máu nóng khác nhưng chúng là ác mộng với các loài máu lạnh lưỡng cư trong các khu rừng. Loài này thường phân bố ở độ cao thấp và bóng đêm luôn đồng hành với nó trong việc tìm kiếm thức ăn và tìm bạn tình trong mùa giao phối. Mới đây các nhà khoa học phát hiện ra loài này có độc được tích lũy trong cơ thể khi chúng ăn những loài có độc

.[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn lệch đầu kinh tuyến Dinodon meridionale. Chiếc lưỡi thò ra, thụt vào của loài rắn không chỉ nhằm mục đích đe doạ kẻ thù mà còn giúp chúng đánh hơi con mồi, thời tiết, bởi hầu hết các loài rắn đều là những kẻ cận thị nặng, nhất là trong đêm tối.  Để tấn công con mồi hay tự vệ, bản năng của loài rắn được di truyền bằng cách co mình lại và phóng nhanh, mạnh ra phía trước để đớp con mồi. Dinodon meridionale cũng vậy, chúng được xem là ông vua của tốc độ khi nó ‘xuất chiêu’ một cách khó lường.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam

Rắn sọc quan Elaphe mandarina. Tạo hóa đã ban tặng cho loài rắn sọc quan này một sắc màu và những hoa văn đẹp nhất trong họ hang nhà rắn ở Việt Nam. Loài rắn không nọc độc này có đầu không phân biệt rõ với cổ. Lưng chúng có màu hồng điều, chính giữa cổ và lưng có một dãy hình quả trám mầu đen, ở giữa có vết màu vàng nằm ngang. Có một vết màu xám đen chạy ngang qua mõm, một vết thứ hai chạy ngang đỉnh đầu qua hai mắt. Chúng sống ở trong rừng bên bờ suối hoặc trong bãi cỏ trên đồi, núi. Thức ăn chủ yếu của chúng là loài gặm nhấm, thằn lằn. Vì màu sắc rực rỡ khiến chúng bị khai thác, săn bắt đến cạn kiệt phục vụ cho nhu cầu nuôi cảnh và xuất khẩu. Hiện loài đã được đưa vào sách đỏ nhằm bảo vệ sự tồn tại của chúng trong hoang dã

.[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn hổ xiên mắt Pseudoxenodon macrops. - kẻ ngụy trang và lừa đảo nhất trong các loài rắn ở Việt Nam. Rắn hổ xiên mắt khi bị đe dọa thường ngóc đầu, cổ lên và phình cổ nó ra để bắt chước dáng vẻ của rắn hổ mang bành Naja naja để hù đoạ kẻ thù. Loài này thường sống ở trong rừng rậm gần các dòng suối và ở độ cao khoảng 150 đến 200m so với mực nước biển. Thức ăn chủ yếu của loài là ếch, nhái.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn hai đầu Calamaria septentrionalis. Chúng có phần đầu và phần đuôi rất giống nhau, hoa văn trên cơ thể của chúng được tạo hoá trang điểm hài hoà. Đây chính là vũ khí tối thượng để thoát thân của chúng. Khi bị kẻ thù tấn công, chúng khó có thể phân biệt được đâu đầu và đâu là đuôi vào thời điểm bong đêm đã bao trùm trên các khu rừng nên cơ hội trốn thoát của chúng rất lớn. Loài này thường sống chui rúc dưới các thảm mục thực vật và thức ăn của chúng là các loài côn trùng đất như kiến, mối non béo ngậy. Trong bóng đêm sự phản chiếu của các lớp vẩy màu bởi ảnh đèn flash càng làm nó nổi bật nhưng dưới ánh sáng ban ngày màu sắc của chúng chỉ là một xám xịt.

[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam

Rắn lục jerdoni Protobothrops jerdonii. Loài này sở hữu những chiếc vảy màu vàng rực rỡ được sắp xếp rất chi tiết tạo thành những vòng hoa văn khép kín và nổi bật trên nền vảy đen nhánh. Chúng chậm chạp, lặng lẽ trong bóng đêm mịt mùng ở các khu rừng thường xanh núi cao. Nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của chúng sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị

.[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam
Rắn rồng đầu đen Sibynophis collaris. Tìm cách lẩn trốn là phương pháp hữu hiệu nhất của loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này. Mặc dù là loài hoạt động kiếm ăn ban ngày nhưng thức ăn của chúng được biết đến chỉ là các những con mối sữa béo ngậy trong các thảm mục thực vật. Đây là loài rắn khó có cơ hội được gặp trong tự nhiên đối với ngay cả những nhà nghiên cứu vì chúng ít khi thoát ra khỏi lớp thảm mục thực vật dày đặc.
[-]Sắc[-]màu[-]thiên[-]nhiên[-]tuyệt[-]đẹp[-]của[-]các[-]loài[-]rắn[-]Việt[-]Nam

Rắn dẻ Dryocalamus davisoni. Nhiều người dễ nhầm loài rắn chuyên leo cây này với loài rắn Cạp nia nam Bungarus candidus cực độc thường sống ở các thảm thực vật, đó là nhờ khả năng bắt trước tài tình đến từng chi tiết nhỏ của loài rắn được xem như vô hại này. Nơi thích hợp nhất cho loài rắn dẻ kiếm ăn và lẩn trốn là những bọng cây khô bị bóp chết bởi loài Đa bóp cổ hay các cây si già lâu năm bên bờ suối.

Theo Vncreatures
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sắc màu thiên nhiên tuyệt đẹp của các loài rắn Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI