»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:20:32 AM (GMT+7)

Rùng rợn loài dơi quỷ chuyên hút máu người Tin ảnh

(07:46:49 AM 31/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Những bí mật đến rợn người bên trong loài dơi quỷ chuyên đi hút máu người và máu động vật để sinh sống.


Dơi quỷ (tên khoa học Desmodus rotundus) hút máu các động vật đang ngủ là chim và các loài có vú để tồn tại. Dơi quỷ cần hút máu một hoặc hai ngày một lần


Các nghiên cứu đã chỉ ra dơi quỷ có những tế bào thần kinh chuyên biệt rất nhạy với hơi thở sâu của các loài vật đang ngủ nên chúng dễ dàng nhận biết con mồi có đang ngủ hay không


Những cơ quan cảm nhận sức nóng đặc biệt giúp dơi quỷ có thể phân biệt được các vùng da có chứa mạch máu nóng và các vùng da đầy lông khó chịu


Sau đó dơi quỷ sử dụng răng sắc như lưỡi dao cạo để chọc vào da của con vật và hút máu mà không đánh thức chúng


Nghiên cứu mới nhất trên tạp chí Nature chỉ ra rằng loài động vật hút máu này có một cơ quan cảm nhận chuyên biệt ở gần mũi cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ


Cơ quan chuyên biệt này giúp chúng có thể dò mạch máu và nhiệt độ con mồi từ cách xa khoảng 20 cm


Dơi quỷ thông thường là một trong ba loài loài dơi hút máu bản địa của châu Mỹ. Chúng sinh sống trong khu vực kéo dài từ Mexico xuống Brasil, Chile và Argentina


Đúng như tên gọi tiếng Anh là 'dơi ma cà rồng' (vampire bat), dơi quỷ chỉ kiếm ăn vào ban đêm và thức ăn duy nhất của chúng là máu tươi



Khác với các loài dơi thông thường, dơi quỷ có khả năng nhảy trên mặt đất một cách điêu luyện để tiếp cận con mồi. Đôi khi con người cũng trở thành miếng mồi ngon của loài này


Sau khi tìm được vị trí thích hợp, chúng dùng răng cửa trên cắn rách da vật chủ, tạo thành một vết thương dài 7mm và sâu 8mm


Sau đó, chúng liếm máu rỉ ra bằng chiếc lưỡi dài của mình


Nước bọt của dơi quỷ đóng vai trò quan trọng trong việc hút máu, vì chúng chứa các hợp chất chống đông máu và chống lại sự co thắt của các mạch máu gần vết thương, đảm bảo cho máu liên tục rỉ ra


Hàm răng của dơi quỷ sắc như dao cạo, khiến những nạn nhân của chúng hầu như không có cảm giác đau đớn khi bị cắn


Dơi quỷ hoàn toàn có khả năng làm chết người bằng việc hút máu của mình


Bên cạnh đó, dơi quỷ còn mang mầm bệnh dại. Hàng năm , có vài trường hợp người mắc bệnh dại do bị dơi cắn ở Mỹ


Mặc dù có hình dáng và tập tính đáng sợ, dơi quỷ lại là loài vật rất 'nhân ái'. Chúng sẵn sàng chia sẻ một phần máu mình hút được cho những con dơi bị đói do không tìm được thức ăn


Một tập tính đặc biệt khác rất hiếm gặp là chúng sẵn sàng nhận nuôi con của dơi cái khác khi mẹ của đứa con nuôi chẳng may gặp phải chuyện gì bất trắc


Dơi quỷ sống theo bầy đàn với số lượng cá thể lớn


Chúng là mối nguy hiểm đối với nhiều loài động vật và cả con người


Với lượng máu mà dơi quỷ hút, một người bình thường hoàn toàn có thể bất tỉnh hoặc thậm chí dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều

T.H (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rùng rợn loài dơi quỷ chuyên hút máu người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI