»

Chủ nhật, 19/01/2025, 22:00:44 PM (GMT+7)

Rừng dành cho voi bị thu hẹp

(07:45:03 AM 10/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Đàn voi sống trong tự nhiên ở tỉnh Nghệ An đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ nếu như không được bảo vệ

Nghệ An là 1 trong 3 tỉnh có đàn voi tự nhiên nhiều nhất Việt Nam (khoảng 15-17 con). Trong những năm gần đây, vì thiếu thức ăn do đất rừng bị thu hẹp, voi thường xuyên về các bản, làng phá hoại hoa màu, nhà dân.


Phá hoa màu, quật chết người


Đã có những cuộc xung đột giữa người và voi xảy ra, hậu quả là nhiều người bị voi rừng quật chết hoặc bị thương. Điển hình, vào ngày 27-5-2011, một đàn voi rừng khoảng 4-6 con đã kéo về khu vực rừng Bãi Cồi, xã Lục Da, huyện Con Cuông phá hoại. Nghe tiếng động, ông Vi Văn Sinh (41 tuổi, xã Lục Dã) ra đuổi thì bị voi quật chết. Ngày 15-4-2013, một đàn voi rừng lại kéo về khu vực khe Ráy, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn phá hoa màu. Tại đây, đàn voi đã quật chết anh Lương Văn May (SN 1982) ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương, một phu gỗ đang đi làm thuê ở khu vực này. Mới đây nhất, ngày 5 và 6-3, một đàn voi rừng 6 con đã kéo về bản Cao Vều 3, xã Phúc Sơn để kiếm ăn, phá nát 10 ha mía và hoa màu của người dân ở đây...

 

Rừng[-]dành[-]cho[-]voi[-]bị[-]thu[-]hẹp

Đàn voi rừng về phá hoa màu người dân ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An ngày 6-3

Ảnh: Quang Dũng

 

Theo người dân, trong những năm gần đây, voi rừng về phá nương rẫy, nhà dân thường xuyên và rất hung dữ. Nguyên nhân là do môi trường sống bị thu hẹp, voi đói nên kéo về các bản để kiếm ăn.

 

Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn, cho biết: “Xã Phúc Sơn đã phải bàn giao 4.000 ha rừng cho doanh nghiệp trồng cao su. Khu rừng này có rất nhiều tre, nứa, chuối là thức ăn ưa thích của voi, giờ bị chặt hết. Rừng bị thu hẹp, thức ăn ngày càng hiếm nên voi mới hay về phá hoa màu và nhà dân”.

 

Nguy cơ bị giết hại để lấy ngà

 

Hiện nay, số voi rừng Nghệ An sống tập trung thành 3 đàn lớn. Trong đó, đàn có nhiều nhất là 6 con sống ở khu vực rừng giáp ranh giữa huyện Anh Sơn, huyện Thanh Chương và nước Lào. Một đàn khác khoảng 3-5 con sống ở khu vực rừng thượng nguồn Khe Thơi, xã Tam Quang, huyện Tương Dương; đàn còn lại sống ở khu vực rừng Khe Nóng, Khe Kèm thuộc 2 xã Lục Dã và Châu Khê, huyện Con Cuông.

 

Theo báo cáo đánh giá hiện trạng voi châu Á tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, từ 1995 đến nay, đã có ít nhất 9 con voi ở Nghệ An bị bắn hoặc giết chết bằng mìn. Năm 1996, người dân vùng Cao Vều, xã Phúc Sơn đã đặt mìn giết chết 3 con voi khi chúng về tàn phá hoa màu, nhà dân. Ít năm sau đó, cũng gần khu vực rừng Cao Vều, cơ quan chức năng phát hiện 2 con voi đực bị giết để lấy ngà. Vào tháng 3-2011, một con voi đực trưởng thành đã bị kẻ xấu sát hại để lấy ngà tại vùng rừng giáp ranh giữa 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn...

 

Ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát, cho biết hiện nay, đàn voi ở Nghệ An có khoảng 17 con, các đàn voi vẫn tiếp tục sinh sản. Tuy nhiên, đàn voi đang đứng trước nguy cơ bị giết hại vì nhiều con đực có ngà dài. Nếu không được bảo vệ, voi rất dễ bị kẻ xấu giết hại để lấy ngà.

Đức Ngọc (NLD)
Từ khóa liên quan: Voi, rừng, tấn công, người, Nghệ An
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rừng dành cho voi bị thu hẹp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI