Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Quái vật xuất hiện ở Vĩnh Phúc gây xôn xao
(21:22:52 PM 05/03/2015)Con vật có hình thù kì dị đăng trên Facebook của người bắt được - Ảnh chụp màn hình Facebook Tùng Nguyễn
Ngày 2.3, một người có tài khoản Facebook là Tùng Nguyễn sống tại TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã đăng lên hình ảnh một con vật màu xám tro đầu dẹp, có 4 chân, trông rất ghê rợn.
Tùng cho biết mình bắt được con vật này ở ao gần nhà, không biết đây là con gì song nhiều người dân trong làng tò mò kéo đến xem. Hình ảnh này ngay lập tức đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Trên một Fanpage Facebook nhiều thành viên, hình ảnh về con vật này đã nhận được gần 2.500 lượt “like” và gần 500 lời bình luận. Nhiều thành viên gọi là “quái vật”, “thạch sùng phiên bản vũ trụ”... và đưa ra hình ảnh trong phim John Carter để ví von. Trong khi đó, một số người khác cho rằng đây là loài kỳ giông Nhật Bản và kèm theo đó là video quay loài vật này đăng trên trang YouTube.
Facebooker Nguyen Son cho rằng, loài này sống rất lâu, trong tự nhiên có thể sống tới 80 năm. Tuy nhiên chúng đang có nguy cơ bị đe dọa.
Nhiều thành viên đã kêu gọi người bắt hãy thả con vật này về thiên nhiên. Admin của fanpage nói trên bình luận: “Không rõ là khủng long hay là thằn lằn nữa nhưng nhìn đồ vật xung quanh gồm cái mâm với cái thớt chắc dễ dự đoán được kết cục của nó rồi”. Còn thành viên có nickname Bảo Bé Bự bình luận: “Con này giống con kỳ giông trong River Monter vậy. Con này bên Nhật hiếm lắm, người ta bảo vệ còn mình thì lên mâm”.
Theo tìm hiểu, “quái vật” ở Vĩnh Phúc kia khá giống loài kỳ giông khổng lồ Nhật Bản được giới thiệu trên Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia tiếng Việt. Trang này viết: “Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản (tên khoa học là Andrias japonicus). Với chiều dài lên đến 1,5 mét, nó là loài kỳ giông lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc”.
Hình ảnh “quái vật” này đã gây xôn xao cộng đồng mạng Hình ảnh “quái vật” này đã gây xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình fanpage Beat.vn
Cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về loài kỳ giông Nhật Bản - Ảnh chụp màn hình
Chiều 5.3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc sẽ làm việc với Công an huyện Bình Xuyên để triệu tập thanh niên đưa hình ảnh 'quái vật' lên mạng.
Trưa 5.3, ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã xác nhận thông tin này. Cũng theo ông Tâm, thanh niên đưa ảnh “quái vật” lên mạng xã hội Facebook là Phan Văn Tùng, 25 tuổi, làm nghề cắt tóc gội đầu tại xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã lưu giữ được các hình ảnh Tùng đưa lên mạng. Qua gặp gỡ, Tùng có biểu hiện quanh co trong việc cung cấp thông tin cho phía kiểm lâm.
Trước động thái này, dự kiến trong chiều nay (5.3), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chuyển các thông tin, kiến nghị đến Công an huyện Bình Xuyên triệu tập Phan Văn Tùng lên làm việc. Mục đích chính là để Tùng cung cấp chi tiết thông tin về “con thú lạ” Tùng đã chụp ảnh đưa lên mạng.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tâm, nếu chỉ nhìn qua hình ảnh, loài động vật Tùng đưa lên mạng giống với kỳ giông ở Nhật Bản, là loại sinh vật quý hiếm. "Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú, nếu đúng là loài này xuất hiện ở Việt Nam thì đây là thông tin rất có giá trị về mặt khoa học, sẽ thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó chính là lý do khiến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc phải xác định đầy đủ và chi tiết thông tin trong vụ việc này", ông Tâm cho biết.
Trong cuộc gặp gỡ với phóng viên chiều 4.3, Tùng cho biết con vật trong ảnh được câu từ sông Hàm Rồng và đã bán cho một người ở Hà Nội, nhưng không tiết lộ về giá bán cũng như danh tính người mua.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.