»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:24:08 PM (GMT+7)

“Quái vật tí hon” đột nhập nội tạng, hút máu người qua đường sinh dục Tin ảnh

(17:18:45 PM 05/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Cá candiru, loài ký sinh nguy hiểm sống bằng cách hút máu vật chủ.



Candirus (Vandellia) sinh sống ở lưu vực sông Amazon và Orinoco của đồng bằng Amazon. "Quái vật tý hon" này hút máu và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn, đặc biệt là cá da trơn của họ Pimelodidae (Siluriformes). Với người, chúng tìm cách bơi vào bộ phận sinh dục khi họ đi tiểu xuống dòng sông sau đó sinh sống và hút máu trong nội tạng.




Candiru (tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha) là một loài cá da trơn nước ngọt sống ký sinh thuộc họ Trichomycteridae nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, nơi nó được tìm thấy tại các nước Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador và Peru.




Candiru là cá nhỏ. Con trưởng thành có thể lớn đến khoảng 40 cm (16 inch) với một cái đầu khá nhỏ và bụng có thể phình to, đặc biệt là sau một bữa ăn máu lớn. Cơ thể trong mờ, nên khá khó để phát hiện nó trong vùng nước đục.




Mặc dù có những giai thoại khủng khiếp về các cuộc tấn công con người, nhưng rất ít trường hợp đã được xác nhận, và một số đặc điểm cáo buộc như huyền thoại hay mê tín dị đoan.



 

Cho đến nay, chỉ có một trường hợp được lập hồ sơ về một con candiru chui vào hệ thống tiết niệu của con người, diễn ra tại Itacoatiara, Brasil vào năm 1997.




Sau khi được đưa đến Manaus vào ngày 28 tháng 10 năm 1997, nạn nhân đã trải qua ca phẫu thuật tiết niệu kéo dài hai giờ của bác sĩ Anoar Samad để loại bỏ con cá ra khỏi cơ thể.

 


 

Năm 1999, nhà sinh vật biển Mỹ Stephen Spotte đã đến Brasil để điều tra vụ việc đặc biệt này một cách chi tiết. Spotte gặp bác sĩ Samad và phỏng vấn ông tại nơi làm việc và nhà riêng của ông. Samad cho ông bức ảnh, các băng VHS ban đầu của thủ tục nội soi bàng quang, và cơ thể cá thực tế bảo quản trong formalin như đóng góp của mình cho Viện Nghiên cứu Amazon(INPA).



 

Theo Bác sĩ Samad, bệnh nhân khẳng định "cá đã lao ra khỏi nước, theo dòng nước tiểu, và vào niệu đạo của mình". Trong khi đây là đặc điểm phổ biến nhất trong huyền thoại về candiru.



 

Nhưng theo nhà sinh vật biển, một con cá dài 133,5 mm và có một cái đầu có đường kính 11,5 mm. Điều này đòi hỏi phải có một lực bẩy đáng kể để mở lỗ niệu đạo đến mức độ này.



Candiru không có phần phụ hoặc các cơ quan khác cần thiết để thực hiện điều này, và nếu nó nhảy ra khỏi nước như bệnh nhân tuyên bố, nó sẽ không có đủ lực bẩy để chui vào bên trong đường niệu đạo.



 

Có thể loài cá này được thu hút bởi nước tiểu

 


 

Khi được phỏng vấn sau đó, Spotte nói rằng ngay cả nếu một người đi tiểu trong khi "ngâm mình trong một dòng suối nơi candiru sống", thì xác suất người đó bị tấn công bởi candiru là cực nhỏ.

Theo LĐO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Quái vật tí hon” đột nhập nội tạng, hút máu người qua đường sinh dục

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI