»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:08:44 PM (GMT+7)

Phát hiện mới về tập quán di cư của loài bướm chúa

(17:26:50 PM 05/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Các nhà sinh vật học cho biết hiện tượng loài bướm chúa (monarch butterfly) di trú hàng năm từ Bắc Mỹ tới Mexico là một hoạt động diễn ra hàng triệu năm nay, được quyết định bởi một mẫu gien lưu truyền trên các cá thể loài bướm này. Phát hiện được công bố trên Tạp chí Tự nhiên (Nature) ngày 1/10.

Phát[-]hiện[-]mới[-]về[-]tập[-]quán[-]di[-]cư[-]của[-]loài[-]bướm[-]chúa

Ảnh: IE


Nghiên cứu phát hiện thấy từ hàng triệu năm qua, loài bướm chúa vẫn thực hiện hành trình di cư trên quãng đường dài từ Canada xa xôi ở phía Bắc tới Mexico ở phía Nam để trú Đông, một vài thế hệ sau này của chúng có di cư ngược trở lại vào mùa Hè. Đây là kết quả được đưa ra dựa vào các phân tích bí ẩn từ 101 mẫu gien thu thập được từ loài côn trùng này trên toàn thế giới.

 

Những phân tích này đã đổi mới hiểu biết về lịch sử loài bướm di trú với bộ cánh phối hợp hai màu cam sáng và đen đặc biệt này bởi trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng di trú chỉ mới xuất hiện gần đây. Những hiểu nhầm này xuất phát từ thực tế rằng hầu hết thành viên của họ bướm chúa sinh sôi bên ngoài khu vực Bắc Mỹ đều là loài nhiệt đới, không di trú chính vì thế các nhà khoa học luôn nghĩ rằng tổ tiên của chúng cũng vậy và chỉ bắt đầu di cư từ thế kỷ 19.

 

Nhưng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học dựa trên việc lập di truyền phả hệ cho thấy loài bướm di cư này có nguồn gốc từ loài bướm di cư xuất hiện hơn 2 triệu năm trước. Họ cũng phát hiện ra khả năng di cư của loài bướm này có liên hệ với hình thái gien đơn quy định sự hình thành và chức năng các cơ trên cánh của chúng.

Kết quả mới công bố này sẽ thu hút những dự đoán xung quanh việc khi nào thì chúng ta sẽ không còn có thể chứng kiến hiện tượng thú vị kéo dài hơn hai triệu năm này bởi hiện nay số lượng bướm đã giảm đáng kể. Năm 1996, hàng tỷ con côn trùng này đã hoàn thành chặng đường Bắc- Nam nhưng đến năm ngoái số lượng giảm chỉ còn 35 triệu con. Sự sụt giảm này được cho là hậu quả của nạn tàn phá rừng, tình trạng hạn hán và việc sử dụng thuốc trừ sâu với các cây bông tai, loại thức ăn chính đồng thời cũng là nơi mà loài bướm này đẻ trứng.

Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý cách bảo tồn tập quán di cư cho loài bướm này.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện mới về tập quán di cư của loài bướm chúa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI