»

Thứ tư, 30/10/2024, 22:18:53 PM (GMT+7)

Phát hiện loài dơi màu cam hiếm trên "đảo trời"

(16:59:32 PM 15/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học hôm 13/1 công bố phát hiện một loài dơi chưa từng được mô tả trên khu vực núi cao khó tiếp cận ở Tây Phi.

Theo báo cáo trên tạp chí American Museum Novitates, loài dơi mới có tên khoa học Myotis nimbaensis lần đầu được quan sát thấy vào năm 2018 trong một chuyến thám hiểm thực địa tại dãy núi Nimba ở Guinea, do Tổ chức Bảo tồn Dơi Quốc tế (BCI) và Đại học Maroua của Cameroon dẫn đầu. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học phải mất hai năm mới thu thập đủ dữ liệu cần thiết để mô tả loài.

 
Tiến sĩ Eric Bakwo Fils, chuyên gia về dơi tại Đại học Maroua, cho biết có khoảng 20 loài dơi được phát hiện mới mỗi năm trên thế giới nhưng hiếm loài nào có vẻ ngoài nổi bật như Myotis nimbaensis.
 
"Màu sắc của nó là một hiện tượng. Không có nhiều dơi màu cam trên thế giới", Eric nhấn mạnh. "Mặc dù sở hữu đôi cánh màu đen, các ngón của nó vẫn có màu cam. Đó chắc chắn là một điều bất thường".
 
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích gene và nhận thấy Myotis nimbaensis khác ít nhất 5% về mặt di truyền so với họ hàng gần nhất của nó.
 
 

Phát[-]hiện[-]loài[-]dơi[-]màu[-]cam[-]hiếm[-]trên[-]"đảo[-]trời"

Một mẫu vật dơi Myotis nimbaensis được thu thập trên dãy núi Nimba ở Guinea. Ảnh: BCI.
 
"Trong thời đại tuyệt chủng, mỗi khám phá mới như thế này lại mang đến một tia hy vọng. Loài mới thực sự đáng kinh ngạc. Nó rất khác biệt với bộ lông màu cam rực lửa và nhiều đặc điểm chưa từng được mô tả trước đây. Việc phát hiện một loài thú hiếm hoàn toàn mới chính là ước mơ của tôi khi còn trẻ", Winifred Frick, nhà khoa học từ BCI và Phó giáo sư tại Đại học California, Santa Cruz của Mỹ, chia sẻ.
 
Khám phá mới có ý nghĩa lớn đối với đa dạng sinh học ở Tây Phi bởi dơi là một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đang xem xét đưa Myotis nimbaensis vào nhóm động vật "cực kỳ nguy cấp" trong Sách Đỏ khi chúng chỉ được tìm thấy trong một phạm vi hạn chế trên dãy núi Nimba.
 
Với các đỉnh núi cao từ 1.600 đến 1.750 m so với mực nước biển, dãy Nimba được ví như "đảo trời" ở Tây Phi. Địa hình khó tiếp cận và được bao quanh bởi các sinh cảnh đất thấp khác biệt đã tạo nên một hệ sinh thái độc đáo với nhiều loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
(Theo Science Daily/New York Post)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện loài dơi màu cam hiếm trên "đảo trời"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI