Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Phát hiện loài Chà vá chân xám quí hiếm tại khu vực Tây Nguyên
(20:35:47 PM 03/03/2016)Một quần thể Chà vá chân xám với ít nhất 500 cá thể đã được phát hiện trong một khảo sát gần đây do Tổ chức FFI thực hiện tại tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Con số này gần bằng gấp đôi quần thể hiện được biết đến trên thế giới. Chà vá chân xám là loài linh trưởng đẹp và được ít người biết đến. Thông tin này được Tổ chức FFI công bố chiều ngày 3 tháng 3 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Một quần thể Chà vá chân xám với ít nhất 500 cá thể đã được phát hiện trong một khảo sát gần đây do Tổ chức FFI thực hiện tại tỉnh Kon Tum, Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Vân Trương/FFI
Ông Trịnh Đình Hoàng Trưởng đoàn khảo sát cho biết “Chúng tôi thật sự rất vui khi phát hiện ra một trong những quần thể quí hiếm nhất Việt Nam”. Trước khi thực hiện khảo sát này, ước tính có khoảng 8001,000 cá thể còn sót lại và loài này được coi là một trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới.
Sống khu trú tại các cánh rừng ở miền Trung Tây Nguyên Việt Nam, mối đe dọa chính đối với loài Chà vá chân xám là nạn phá rừng, săn bắn và phá vỡ sinh cảnh. Đây là loài thường bị bắt để lấy thịt, làm thuốc và làm vật nuôi .
Ảnh: Nguyễn Vân Trương/FFI
Ông Benjamin RawsonGiám đốc FFI Việt Nam cho biết “Đây thực sự là loài linh trưởng của Việt Nam và không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Quần thể mới được phát hiện này mang đến hy vọng cho chúng ta, tuy nhiên sự thật đáng buồn là chúng cũng đang bên bờ vực tuyệt chủng. Tổ chức FFI đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn điều này”. FFI đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997, tập trung chủ yếu vào bảo tồn các loài linh trưởng bản địa của Việt Nam thông qua quan hệ đối tác với các cơ quan chính phủ và cộng đồng địa phương .
Phát hiện mới này có được là nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ phía các công ty trong nước trong đó có Công ty Galaxy Media, Công ty cơ điện lạnh (REE) và Ngân hàng Á Châu. Bà NguyễnThị Mai Thanh- Chủ tịch hội đồng quản trị/Tổng giám đốc của Công ty Cơ điện lạnh (REE) cho biết “Ngày càng có nhiều công ty quan tâm đến việc hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo của Việt Nam. Chúng ta có nghĩa vụ đóng góp vào việc bảo vệ di sản thiên nhiên của chúng ta” .
Ảnh: Nguyễn Vân Trương/FFI
Ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Á Châu cho biết “Phát hiện này là một điều khích lệ rất lớn cho thấy sự đầu tư của chúng ta đang thu được những kết quả rõ ràng. Thông qua quan hệ đối tác chiến lược, các doanh nghiệp có thể có tác động tích cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học”.
Ảnh: Nguyễn Vân Trương/FFI
Mặc dù đây là một thông tin vui nhưng loài Chà vá chân xám này vẫn đang ở trong trạng thái cực kỳ nguy cấp. Tiến sỹ Benjamin Rawson cho biết “ Sẽ cần có sự nỗ lực từ nhiều phía trong đó có chính phủ, cộng đồng địa phương, tổ chức xã hội dân sự, các nhà khoa học, các nhà tài trợ để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của loài này. Tuy nhiên đây là một bước đi đúng hướng”.
Loài: Vooc Chà Vá Chân Xám ( Pygathrix cinerea )
Mức độ: Cực kỳ Nguy Cấp
Quần thể: 1000‐1500 cá thể
Phân bố: Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam
Về chà vá chân xám
Chà vá là nhóm linh trưởng gồm có ba loài; Chà vá chân xám, Chà vá chân nâu và Chà vá chân đen.
Chúng sống trên cây trong các khu rừng của Việt Nam theo đàn từ 4-30 cá thể. Các loài chà vá đều có đuôi dài bằng chiều dài cơ thể (56-76 cm) và chà vá chân xám có một khuôn mặt vàng, cằm trắng, và lớp lông màu xám bao phủ hầu hết cơ thể.
Chà vá chân xám thường chải chuốt lông để loại bỏ ký sinh trùng và để tạo ra và củng cố mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm. Hoạt động này thường được thực hiện trước khi nghỉ tối. Một đàn thường có một con đực, một số con cái và các con của chúng, tuy nhiên các đàn nhỏ này có thể tập hợp lại với nhau thành đàn lớn hơn lên đến 30 con. Chà vá chân xám là loài chủ yếu ăn lá nhưng cũng ăn các bộ phận khác của cây như hạt, trái cây, và hoa. Chúng có dạ dày chuyên hoá và vi khuẩn cộng sinh nên có thể phá vỡ các cấu trúc của lá.
Tại sao chúng bị nguy cấp?
Con người vẫn là mối đe dọa chính với Chà vá chân xám. Phá rừng quy mô lớn trên phạm vi rộng đã khiến chúng phải sống giới hạn trong các cánh rừng nhỏ bị cô lập. Săn bắn bằng súng hoặc bẫy thòng lọng trên cây cũng đã tác động đến các quần thể còn lại; với mục đích sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc hoặc làm con vật cảnh.
Loài chà vá chân xám được xếp loại là Cực kỳ nguy cấp trong cả Danh sách đỏ về các loài bị đe dọa của IUCN và Sách đỏ của Việt Nam; đây là mức độ đe dọa cao nhất. Chà vá chân xám đã liên tục được liệt kê là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất nhất trên thế giới.
Hoạt động bảo vệ chà vá chân xám của FFI
Việc xác định được quần thể chà vá chân xám mới này chỉ là bước đầu tiên; FFI đang bắt đầu một giai đoạn mới nhằm bảo tồn những quần thể phụquan trọng nhất của quần thể mới được tìm thấy này.
Cách tiếp cận của FFI là thúc đẩy sự tham gia cộng đồng địa phương và các cơ quan nhà nước để làm giảm các tác động đến động vật linh trưởng và môi trường sống của chúng. FFI đàn đánh giá khả thi của việc phát triển một dự án du lịch sinh thái dựa vào công đồng, một dự án mà tất cả số tiền thu được sẽ phục vụ cho cộng đồng địa phương. FFI cũng đang xây dựng dự án phối hợp với cộng đồng địa phương để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.