»

Thứ hai, 20/01/2025, 08:28:43 AM (GMT+7)

Phát hiện hơn 180 loài cá phát sáng mê hoặc trong biển

(13:13:34 PM 10/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 9-1, các nhà khoa học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên thành phố New York, Mỹ (AMNH) công bố phát hiện hơn 180 loài cá “huỳnh quang sinh học”, thường ẩn náu tại các rạn san hô nhiệt đới.

Các nhà khoa học sử dụng ánh sáng xanh để quan sát hiện tượng huỳnh quang sinh học ở các loài cá tại quần đảo Solomon - đảo quốc nằm ở phía đông Papua New Guinea - Ảnh: AMNH/Live Science

 

Cận cảnh cá mập Scyliorhinus retifer huỳnh quang phát ra ánh sáng xanh lá cây - Ảnh: Live Science

 

Cá ngựa huỳnh quang - Ảnh: Live Science

 

Các loài cá huỳnh quang sinh học được nghiên cứu - Ảnh: Live Science
 

Hiện tượng huỳnh quang sinh học khác hoàn toàn hiện tượng phát quang sinh học thường thấy ở đom đóm và khoảng 80-90% sinh vật biển sâu.

 

Động vật huỳnh quang sinh học tự tạo ra protein hấp thụ ánh sáng, biến đổi và sau đó tái phát ra màu sắc huỳnh quang khác nhau. Con người chỉ có thể nhìn thấy động vật huỳnh quang phát sáng khi chúng có sự tác động của ánh sáng môi trường bên ngoài như ánh sáng xanh.

 

Khi đó, các loài cá này có khả năng phát ánh sáng huỳnh quang như xanh dương, đỏ, cam hoặc xanh lá cây. Một số loài cá chỉ phát huỳnh quang quanh đôi mắt, trong khi một số cá loài khác có cơ chế phát huỳnh quang phức tạp dưới bụng hoặc trên lưng.

 

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu hiện tượng huỳnh quang sinh học ở các loài cá. Trước đây, các nhà khoa học chỉ nghiên cứu hiện tượng này ở vài loài như san hô hoặc sứa”, chuyên gia ngư học John Sparks - tác giả chính của nghiên cứu này- viết trên tạp chí khoa học Plos ONE.

 

Các nhà khoa học cho rằng “mô hình” phát huỳnh quang với màu sắc khác nhau ở loài cá có thể giúp chúng “liên lạc” với nhau hoặc “sống hòa thuận” cùng môi trường sống với san hô huỳnh quang.

 

Theo Live Science, sau khi nghiên cứu và thực hiện các chuyến thám hiểm ở vùng biển nhiệt đới, chuyên gia John Sparks và đồng nghiệp hiện đã phân loại được khoảng 105 chi cá với hơn 180 loài có khả năng huỳnh quang sinh học, chủ yếu thường thấy ở các loài như cá mập, cá đuối, cá chình, cá bống, cá vây tia, cá ngựa hay cá bơn.

 

Nghiên cứu này “mở đường” cho việc phát hiện các protein huỳnh quang mới được sử dụng theo dõi chức năng tế bào, hoạt động thần kinh và trong các nghiên cứu y sinh học hiện đại.

Thiên Nhiên (TTO)
Từ khóa liên quan: cá phát sáng, mê hoặc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện hơn 180 loài cá phát sáng mê hoặc trong biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI