»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:08:18 AM (GMT+7)

Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

(21:44:22 PM 07/10/2020)
(Tin Môi Trường) - Cơ thể của chim như chia làm hai theo đúng nghĩa đen, một bên là sắc vàng của chim trống, một bên là màu đỏ của chim mái.
Phát[-]hiện[-]chim[-]lưỡng[-]tính[-]2[-]màu[-]cực[-]hiếm
Phần dưới của chim lưỡng tính vừa được phát hiện - Ảnh: ANNIE LINDSAY
 
Theo Science News, chim sẻ mỏ to (tên khoa học: Pheucticus ludovicianus) là một loài chim hót, ăn hạt, sống chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc Mỹ. Mùa đông, chim thường di cư xuống vùng nhiệt đới ấm áp.
 
Chim trưởng thành thường nặng khoảng 50g và dài gần 20cm. Chim có mỏ to, chân có màu tối. 
 
Cánh và đuôi thường có sự khác biệt giữa con trống và mái. Lông dưới cánh con trống có màu vàng nâu xen kẽ, trong khi con cái thường có màu hồng óng ánh. 
 
Mới đây, trong dự án nghiên cứu chim của Khu Bảo tồn thiên nhiên Powdermill (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện một con chim đặc biệt khi mang cả hai đặc tính trống và mái.
 
Phần cánh dưới bên trái của chim có màu vàng trong khi bên phải có màu hồng. Phần lông trên cánh bên trái có màu xám đối lập với màu trắng đen bên phải. 
 
Một số đặc điểm khác như đuôi, độ dài chân, sải cánh cũng có sự khác biệt giữa trái và phải.
 
Bà Annie Lindsay - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết vào mùa xuân sinh sản, những điểm khác biệt giữa trống và mái trên cơ thể sẽ càng rõ rệt. Giọng hót của chim cũng nằm giữa cao độ giữa trống và mái.
 
Phát[-]hiện[-]chim[-]lưỡng[-]tính[-]2[-]màu[-]cực[-]hiếm
Phần trên của chim lưỡng tính vừa được phát hiện - Ảnh: ANNIE LINDSAY
 
Lindsay cho rằng những con chim lưỡng tính trong tự nhiên rất hiếm. Với Lindsay, lần gần nhất bà bắt gặp chim lưỡng tính đã cách đây 15 năm. Trung tâm nghiên cứu chim ở Powdermill cũng chỉ ghi nhận chưa đến 10 con chim lưỡng tính trong gần 70 năm hoạt động. 
 
Các nhà khoa học lý giải, chim lưỡng tính là kết quả của sự lai tạo hai tinh trùng chim bố với một tế bào trứng chim mẹ. Tuy nhiên, một tế bào trứng này có đến hai nhân nằm ở hai bên.
 
Vì thế, trứng phát triển thành một cá thể mang cả nhiễm sắc thể chim trống lẫn chim mái, biểu hiện thành hai kiểu hình khác nhau rõ rệt trên cơ thể. Hiện tại, các nhà khoa học chưa khẳng định con chim này có xu hướng thiên về giống đực hay cái.
 
Phát[-]hiện[-]chim[-]lưỡng[-]tính[-]2[-]màu[-]cực[-]hiếm
Phần đuôi của chim lưỡng tính - Ảnh: ANNIE LINDSAY
 
Hiện tượng lưỡng tính (gynandromorphs) cũng có thể được bắt gặp ở một số loài chim, côn trùng, tôm cua khác. Tuy nhiên, gynandromorphs không giống một hiện tượng khác cũng thường được gọi là lưỡng tính (hermaphrodites).
 
Những động vật lưỡng tính hermaphrodites, chẳng hạn như ốc sên, thường có cả hai cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể. Còn động vật lưỡng tính gynandromorphs chỉ có một cơ quan sinh dục, hoặc của giống đực, hoặc của giống cái. Thay vào đó, cơ thể động vật như được tách đôi: một nửa là giống đực, nửa kia là giống cái.
 
Các nhà khoa học thuộc ĐH Edinburgh (Anh) ước tính xác suất trở thành cá thể lưỡng tính gynandromorphs ở chim là từ 1/10.000 đến 1/1.000.000.
TT - Ảnh: ANNIE LINDSAY
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI