»

Thứ ba, 21/01/2025, 04:18:07 AM (GMT+7)

Phản ứng của chính phủ Nam Phi trước nạn săn trộm tê giác

(09:35:50 AM 24/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Một chiến lược quốc gia nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về tê giác đang từng bước được triển khai thực hiện ở Nam Phi. Vườn Quốc gia Nam Phi đã mua chương trình MENEX- một công cụ quản lý thông tin đắt giá nhưng tinh vi, nhằm quản lý dữ liệu về tê giác và phân tích ở mức độ cao hơn.

>>Kỳ 1: Chính sách bảo tồn “ngược đời” nhưng hiệu quả

>>Kỳ 2: Nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp tê giác tại Nam Phi

>>Kỳ 3: Thực thi pháp luật và tội phạm về tê giác ở Nam Phi


Biểu đồ thể hiện số vụ bắt giữ tội phạm tê giác tại Nam Phi qua các năm

 

Nam Phi đã từng bước mở rộng phạm vi xử lý đối với tội phạm về tê giác. Tháng 3/2009, Diễn đàn Quốc gia của các nhà Điều tra Đa dạng sinh học được thành lập, và tháng 2/2010, Cơ quan Quốc gia đối phó với Tội phạm về động vật hoang dã đã được thành lập nhằm tăng cường hoạt động thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin và hợp tác giữa các cơ quan thực thi luật pháp ở cấp quốc gia và cấp địa phương. 

 

Cơ quan Công tố Quốc gia luôn coi tội phạm về tê giác là một vấn đề cần chú trọng. Cuối năm 2012, các công tố viên chuyên trách về tội phạm tê giác đã được chỉ định ở mỗi tỉnh, có trách nhiệm lập kế hoạch và thi hành các chiến lược pháp lý, có tầm bao quát rộng hơn để bổ sung các tội danh tổ chức tội phạm rửa tiền, giả mạo, tham nhũng và trốn thuế vào bên cạnh các tội phạm về tê giác. Đội tịch biên Tài sản thuộc Cơ quan Cảnh sát Nam Phi được triển khai nhằm thu giữ tài sản của những đối tượng bị cáo buộc các tội nghiêm trọng có liên quan đến tê giác. Cơ quan này đã thu giữ ít nhất 55 triệu ZAR (khoảng 7,3 triệu USD). Tháng 8/2011, Lực lượng Quốc phòng Nam Phi đã được huy động để củng cố an ninh trong Vườn Quốc gia Kruger. Các kế hoạch này kêu gọi hơn 200 binh lính hỗ trợ cho 500 nhân viên chống săn bắt trộm dưới quyền quản lý của vườn quốc gia. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ vẫn còn thiếu nhiều so với nguồn nhân lực cần thiết để chống lại một cách hiệu quả tội phạm về tê giác.

 

Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ và các đội chống săn bắn tư nhân cũng đã tăng nhanh về số lượng. Một số chủ trại tê giác đã tiêm thuốc nhuộm vào sừng tê giác hoặc cưa sừng để ngăn chặn những kẻ săn trộm. Và cuối cùng, một làn sóng ủng hộ của công chúng cũng như các hoạt động gây quỹ, nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng săn bắn trộm tê giác đã diễn ra ở Nam Phi và trên toàn thế giới.

 

Trong năm 2012,  tỉ lệ bắt giữ tội phạm về tê giác đã tăng gấp 2 lần năm 2011. Thành công này chủ yếu nhờ vào các hoạt động tình báo được tăng cường, khả năng phân tích số liệu tốt hơn, liên lạc và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác. Thêm vào đó, trong quý 2 năm 2012, có nhiều vụ bắt giữ tang vật có giá trị lớn liên quan đến người châu Á, trong đó có cả người Việt Nam. Những người này được cho là những nhà xuất khẩu quốc tế, đóng vị trí quan trọng trong đường dây buôn bán sừng tê giác. Đáng chú ý, khi những người này bị bắt, thì số vụ săn bắn trộm tê giác giảm rõ rệt.

 

Bên cạnh đó, chính phủ Nam Phi cũng tăng cường mức độ của hình phạt dành cho các tội phạm liên quan đến tê giác. Những tội phạm này không được bảo lãnh toại ngoại, và hình phạt giam giữ dành cho tội săn bắn tê giác lên đến 10 năm, kèm theo các hình phạt bổ sung vì tội xâm phạm lãnh thổ và sở hữu vũ khí trái phép. Người vận chuyển sừng tê giác ra khỏi lãnh thổ Nam Phi phải nhận mức án từ 5- 12 năm tù và các hình phạt bổ sung cho các tội gian lận, trốn thuế, vi phạm hải quan…Tài sản của những người này cũng sẽ bị tịch thu.

 

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề xử lý của Nam Phi vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, nhiều vụ việc buôn bán tê giác liên quan đến những cá nhân có “máu mặt” trong nền kinh tế chưa được xử lý. Có ý kiến cho rằng, nếu những người này bị kết án như những công dân châu Á khác, thì sẽ ngăn cản được tình trạng những cá nhân khác tham gia vào buôn bán sừng tê giác. Đáng chú ý, thời gian gần đây, một số tổ chức và cá nhân đã đề xuất hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác. Tuy chưa chính thức được thông qua, nhưng đề xuất này đã gây ra những lo ngại về công cuộc bảo tồn tê giác ở đất nước này.

 

Cách Nam Phi gần nửa vòng trái đất, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới hiện nay. Đối với người Việt Nam, sừng tê giác thường gắn với những công dụng chữa bệnh một cách thần kỳ.

 

Kỳ 5: Sừng tê giác và những tác dụng “truyền miệng”

TMT (Nguồn: Traffic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phản ứng của chính phủ Nam Phi trước nạn săn trộm tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI