»

Thứ hai, 25/11/2024, 18:40:37 PM (GMT+7)

Ốc sên khổng lồ gây nỗi lo tại Mỹ

(08:58:56 AM 12/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Sự bành trướng nhanh chóng của một loài ốc sên cỡ lớn từ Đông Phi tại bang Florida của Mỹ khiến chính quyền và người dân cảm thấy lo ngại.

 AFP đưa tin Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Nông nghiệp của bang Florida đã huy động 34 nhân viên trong chiến dịch ngăn chặn sự bành trướng của ốc sên châu Phi. Cục Thủy sản và Động vật hoang dã Mỹ cũng đang điều tra nguyên nhân khiến những con ốc sên châu Phi – có chiều dài tới 20 cm – sinh sôi mạnh mẽ tại Miami.

“Tôi đang cầm một con ốc sên rất to. Người ta nói với chúng tôi rằng ốc sên khổng lồ châu Phi thích ăn vữa stucco (dùng để trát tường, đắp hình nổi) vì loại vữa đó chứa canxi, thứ mà vỏ của ốc sên rất cần để phát triển”, Suzi Distelberg, một chuyên gia của Bộ Nông nghiệp bang Florida, phát biểu khi cầm một con ốc sên châu Phi.

Ốc sên khổng lồ châu Phi có thể sống tới 9 năm và sinh sản rất nhanh (chúng đẻ tới 1.200 trứng mỗi năm). Với những khả năng đó, một con ốc sên có thể tạo ra “đội quân ốc sên” lớn để bành trướng khắp một khu vực dân cư trong thời gian rất ngắn.

Chiều[-]dài[-]thân[-]của[-]ốc[-]sên[-]khổng[-]lồ[-]châu[-]Phi
Chiều dài thân của ốc sên khổng lồ châu Phi có thể lên tới 20 cm. Ảnh: AFP.

Nhưng điều mà giới y tế lo ngại nhất là: Chất nhầy trên cơ thể ốc sên khổng lồ có thể chứa một loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não. Các nông dân cũng hoảng sợ, bởi ốc sên châu Phi có thể ăn tới 500 loài cây – bao gồm chanh và lạc.

“Nếu số lượng của chúng tăng tới mức nào đó, chúng có thể hủy diệt nền nông nghiệp của bang Florida”, Mark Fagan, một chuyên gia của Bộ Nông nghiệp bang Florida, nhận định.

Hiện người ta chưa biết tại sao ốc sên khổng lồ châu Phi xuất hiện tại bang Florida. Ngoài ra người ta còn thấy chúng trên một số đảo thuộc vùng biển Carribe, như Guadeloupe và Martinique.

Đây không phải lần đầu tiên ốc sên khổng lồ ngoại lai “xâm lược” bang Florida. Vào năm 1966 một cậu bé mua ba con ốc sên khổng lồ từ nước ngoài để nuôi. Sau đó bà của cậu bé thả chúng ra môi trường tự nhiên và số lượng của ốc sên nhanh chóng tăng lên tới 18.000 con. Chiến dịch tiêu diệt chúng diễn ra trong 9 năm, với chi phí hơn một triệu USD.

Giới chức bang Florida hy vọng họ sẽ làm giảm số lượng ốc sên khổng lồ châu Phi trước khi những cơn mưa mùa xuân đổ xuống, bởi số lượng ốc sên luôn tăng chóng mặt sau mỗi trận mưa. Những khu vực không còn ốc sên sẽ được giám sát trong vài tháng tới. Nhân viên của Bộ Nông nghiệp sẽ phun sắt phosphate vào các khu vườn. Sắt phosphate làm rối loạn hành vi ăn của ốc sên, song lại không gây bất kỳ tác hại nào tới những loài động vật khác.

Minh Long (Vnexpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ốc sên khổng lồ gây nỗi lo tại Mỹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI