»

Thứ hai, 20/01/2025, 05:38:19 AM (GMT+7)

Nuôi sâu róm đỏ... lấy tiền

(22:01:49 PM 10/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đây là định hướng nội dung của công trình nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng thuộc Viện Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai. Kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án khoa học này đã hé mở một hướng đi mới trong nỗ lực biến thiên tai thành nhân lợi.

Sâu róm đỏ đang ăn lá điều

 

Theo kỹ sư Nguyễn Đăng Định (Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng ), người chủ biên công trình “Kỹ thuật nuôi tằm ăn lá điều”, loài “tằm” này thực chất là loài sâu róm đỏ. Tên khoa học của sâu róm đỏ là Cricula trifenestrata. Đây là loài sâu có từ lâu và rất nhiều trên cây điều. Ở tuổi sâu non, Cricula trifenestrata là giống đa thực nhưng thức ăn chính vẫn là lá điều già. Sâu róm đỏ thường sống quần tụ với mật độ lớn, có thể tới 4 – 5 con / 1 lá điều, khả năng di chuyển tìm thức ăn rất mạnh. Điều kiện sinh trưởng thuận lợi trong biên độ nhiệt từ 24 – 30 độ C và độ ẩm trên 70%. Nông dân trồng điều phổ biến ở huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên của Lâm Đồng lâu nay thường xem loại sâu róm đỏ này là thiên tai và tìm cách tận diệt.

 

Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác mà tiêu biểu nhất là Indonesia, giới nghiên cứu lâm sinh đã ứng dụng khoa học nuôi thành công loài côn trùng này lấy kén, tơ chế tạo ra nhiều sản phẩm gia công, gia dụng có giá bán tính theo USD cao hơn 8 lần so với sản phẩm đồng chủng gia công từ tơ tằm ăn lá dâu. Công trình tài liệu “Kỹ thuật nuôi tằm ăn lá điều” do kỹ sư Nguyễn Đăng Định chủ biên là thành quả nghiên cứu sau chuyến đi công tác tại Indonesia của nhóm kỹ sư Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng và các cộng sự thuộc tổ chức WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) tại Việt Nam.

Sau khi triển khai nuôi thí điểm thành công ở mô hình phòng thí nghiệm từ trong tháng 9/2011, đến tháng 10 vừa qua, nhóm nghiên cứu sâu róm đỏ đã nhân ra 5 mô hình hộ gia đình ở huyện Cát Tiên. Theo kỹ sư Định, thành công bước đầu là đã di chuyển nguồn giống sâu róm đỏ từ tự nhiên vào nuôi khống chế, quản lý thành công; những người nuôi cũng đã thành công trong thao tác thu hoạch, xe tơ từ kén sâu róm. Công đoạn tiếp theo sẽ nghiên cứu nhuộm tơ tạo màu sắc theo ý muốn, tạo các mẫu gia công sản phẩm để tìm đầu ra…Thành công bước đầu này đã cho phép giới nghiên cứu tự tin nhân rộng mô hình, giúp nông dân có thêm việc làm, tăng thu nhập đáng kể.

 

Theo kỹ sư Nguyễn Đăng Định và nhóm cộng sự nghiên cứu dự án tằm ăn lá điều, nguồn gen giống tằm – sâu róm đỏ này trong tự nhiên là rất nhiều, gần như vô tận. Bởi, vùng chuyên canh điều ở Việt Nam có quy mô hàng trăm nghìn ha. Nguồn thức ăn chính là lá điều già vì thế cũng rất phong phú. Hơn nữa, khả năng bố trí diện tích đất trồng điều chỉ để lấy lá nuôi loài sâu này cũng nằm trong khả năng có thể của nhiều vùng khí hậu nóng ấm trong cả nước.

Ông Phạm Quang Chinh – đại diện của WWF tại Lâm Đồng và Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng cho biết, nhiều sản phẩm gia dụng như thảm trải nền nhà, túi xách, dép của phụ nữ, chao đèn ngủ…, được người Indonesia làm từ tơ tằm ăn lá điều đều có giá trên 200 USD/mỗi vật dụng. Thông tin này có thể là tín hiệu mừng cho hàng trăm hộ nông dân nếu dự án nuôi tằm ăn lá điều nhanh chóng được nghiên cứu chuyên sâu và phổ biến.

Sơn Tùng (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Nuôi sâu róm đỏ... lấy tiền

  • Họ và tên (21:15:49 PM 16/11/2011)Tiêu đề

    làm thế này thì hơi nguy hiểm, nó đe dọa đến việc trồng điều trong xuất khẩu của nước ta, chỉ sợ lại thành dịch giống như dịch ốc bưu vàng hại lúa

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nuôi sâu róm đỏ... lấy tiền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI