»

Thứ hai, 20/01/2025, 05:37:03 AM (GMT+7)

Nông dân Thái Bình từng bán hớ cá sủ vàng với giá 1,5 tỷ đồng

(12:19:59 PM 31/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Năm 2010 một nhóm người ở Thái Thụy, Thái Bình đã bắt được một con cá sủ vàng to. Vụ đó, họ thắng lớn sau khi bán con cá sủ vàng này với giá 1,5 tỉ đồng. Đây là mức giá đắt nhất với một con cá sủ vàng săn được từ trước tới thời điểm đó ở Vinh Bắc Bộ. Nhưng, bán rồi họ mới thấy... tiếc ngẩn ngơ bởi sau đó một số thương lái nghe tin còn gạ mua với giá 2,5, thậm chí 3,5 tỉ.

Nông[-]dân[-]Thái[-]Bình[-]từng[-]bán[-]hớ[-]cá[-]sủ[-]vàng[-]với[-]giá[-]1,5[-]tỷ[-]đồng

Một con cá sủ vàng khác ở Trung Quốc được cho biết có giá 9,6 tỉ đồng.


Cũng trên VTC News từng đăng bài báo cho biết ông Trần Văn An sinh ra ở làng chài nghèo Cao Bình (Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình) bắt được một con cá sủ vàng 75 kg và bán được với giá 1 tỷ đồng.

Trên một trang báo khác, kể về một trường hợp ở Trung Quốc mà giá con cá sủ vàng được bán còn cao gấp nhiều con cá ở Thái Bình.

Theo đó, ông Li Shaoshuang ở Triết Giang đã bán được con sủ vàng với giá tương đương 8,6 tỉ VNĐ!

Trên Báo Đất Việt mới đây ngày 29/9 đưa tin, ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi; ngụ khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) bắt được một con “cá lạ” mà ông cho là cá sủ vàng.

Tuy nhiên, tiếc thay cho ông Đấu đây chỉ là cá sủ hồng, dù vậy ông cũng bán được với giá 10 triệu đồng/con.


Nông[-]dân[-]Thái[-]Bình[-]từng[-]bán[-]hớ[-]cá[-]sủ[-]vàng[-]với[-]giá[-]1,5[-]tỷ[-]đồng

Một con cá sủ vàng trưởng thành



Đặc điểm sinh học của cá sủ vàng

Cá sủ vàng còn có tên là cá sủ kép vây vàng, cá đường, cá thủ vây vàng, cá sủ giấy, là một loài thuộc họ Scianenidae. Cá sủ vàng phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc.

Loài cá này sống ở biển, đến mùa sinh sản (tháng 1 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 âm lịch) sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con sống khoảng 1-2 năm tại vùng nước ngọt này, sau đó sẽ tìm ra biển.

Trọng lượng cá trung bình loài cá này khoảng 135 kg. Chiều dài tối đa có thể lên tới 160 cm.

Cá sủ vàng có 3 loại: sủ đường, sủ đất và sủ vàng.

Sủ đường mình tròn như cá măng, sủ đất khá giống sủ vàng nhưng mình đen, còn sủ vàng thì có những chiếc vây lên màu vàng chóe, óng ánh như vàng.

Trong đó, cá sủ vàng có bong bóng với 2 cái râu, cuộn tròn như cái tổ đỉa ở đầu bong bóng, đây là những bộ phận rất quý của loài cá này.

Vào mùa sinh sản ở các cửa sông, người ta thường nghe thấy tiếng kêu “éc éc”, đôi khi lại giống tiếng trẻ em khóc. Chính vì tiếng kêu này nhiều người ví rằng đây là loài cá... thành tinh.

Có một câu hỏi đặt ra là: tại sao biết cá vào mùa đẻ bơi theo đàn hàng trăm con vào cửa sông nhưng rất khó bắt?

Thực tế là dù đau đẻ nhưng cá sủ vàng không vào bờ đẻ ngay, mà bơi theo đàn cá chép. Chúng chờ cá chép quẩy tung bờ lên, thấy an toàn thì mới vào đẻ.

Chính vì sự tinh ranh này nên không dễ mà tóm được chúng. Cái bướu trên đầu (ngư dân gọi là sạn, tức nó khôn đến mức đầu có sạn) thể hiện sự thông minh của nó.

 

Nông[-]dân[-]Thái[-]Bình[-]từng[-]bán[-]hớ[-]cá[-]sủ[-]vàng[-]với[-]giá[-]1,5[-]tỷ[-]đồng



Giá trị dinh dưỡng và y học

Các thương lái Trung Quốc săn lùng và trả giá cao để mua được cá sủ vàng chính bởi giá trị của nó trong dinh dưỡng và y học.

Giá trị đầu tiên của cá sủ vàng nằm ở quả bóng hơi bên trong. Người Chiết Giang (Trung Quốc) có câu thành ngữ “quý như bóng cá sủ vàng”, người ta dùng nó chế làm chỉ khâu tự hủy trong phẫu thuật, do đó rất có giá trị.

Thịt cá sủ vàng cũng rất ngon và bổ, dùng để làm thực phẩm có giá trị ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận. Nhất là với phụ nữ mang thai hoặc sau khi đẻ, giúp bổ dưỡng cơ thể rất tốt. Món ăn từ loài cá này thuộc loại đắt nhất thế giới.

Người Hồng Kông rất thích ăn món ăn từ loại cá này, tại đây giá của nó đắt ngang với thịt cá voi trắng. Cá sủ vàng nằm trong 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông.

Bong bóng cá chứa nhiều đạm, cứ 500 gram bong bóng thì chứa 442 gram đạm. Do đó, ăn nó giúp đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu…

Bóng bóng cá được sử dụng trong một số phương thuốc bí truyền của Trung Quốc nên càng làm giá trị của nó tăng cao chóng mặt.

Theo giáo sư Mai Đình Yên, khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ở Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất loại chỉ khâu này, mà chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản… mới sản xuất được.

Chính vì vậy chúng ta thường xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Loài cá này luôn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao.

Ngoài ra, do vẩy cá rất cứng nên được dùng để chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay Châu Âu cũng rất có giá.

 

Nông[-]dân[-]Thái[-]Bình[-]từng[-]bán[-]hớ[-]cá[-]sủ[-]vàng[-]với[-]giá[-]1,5[-]tỷ[-]đồng

Cá sủ vàng được thương lái Trung Quốc săn lùng

Nông[-]dân[-]Thái[-]Bình[-]từng[-]bán[-]hớ[-]cá[-]sủ[-]vàng[-]với[-]giá[-]1,5[-]tỷ[-]đồng
Cá sú vàng có thể ví như nhân sâm trong bồi bổ sức khỏe
Nông[-]dân[-]Thái[-]Bình[-]từng[-]bán[-]hớ[-]cá[-]sủ[-]vàng[-]với[-]giá[-]1,5[-]tỷ[-]đồng
Thịt cá sú vàng phơi khô

(Theo Trí Thức Trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nông dân Thái Bình từng bán hớ cá sủ vàng với giá 1,5 tỷ đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI