»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:28:48 AM (GMT+7)

Nơi hàng ngàn loài chim ùn ùn kéo về... tự sát Tin ảnh

(23:20:40 PM 26/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Cư dân truyền bá vô số điều ma mị liên quan đến một nơi "kì quặc" là cứ từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm hàng ngàn loài chim ùn ùn kéo đến tự sát..


Ở Ấn Độ, có một ngôi làng nhỏ bé nhưng vô cùng kỳ lạ, đó là Jatinga, thuộc quận Dima Hasao. Vùng đất này nổi tiếng là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim. .


Phổ biến nhất là chào mào, diệc xám, chèo bẻo, bói cá, đuôi cụt, bồ câu….


Cũng giống như rất nhiều ngôi làng khác, đây là vùng đất tươi đẹp, êm đềm và bình yên..


Duy có một điều kì quặc, cứ từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, nơi đây lại trở thành nghĩa địa của hàng ngàn loài chim, do chúng ùn ùn kéo đến tự sát..


Kỳ lạ hơn, hiện tượng này diễn ra vào lúc 7 đến 10 giờ tối hàng ngày..


Ông Salim Ali, một nhà sinh vật học có hiểu biết sâu về các loài chim của Ấn Độ đã nghiên cứu về hiện tượng chim ‘tự sát’ ở ngôi làng này nhiều năm nay..


Ông Salim Ali cho biết: ‘Điều mà tôi không thể giải thích nổi là có rất nhiều loài chim không có tập quán sinh hoạt vào ban ngày vậy mà chúng lại tụ họp vào ban đêm và cùng nhau tự sát’..


Năm 1957, đã có một công trình nghiên cứu của chuyên gia người Anh, E.P Gee, về hiện tượng tự sát này, có tên ‘Wild Life of India’..


Hiện tượng này bắt đầu xảy ra từ năm 1905 khi mà người dân nơi đây tận mắt chứng kiến hàng trăm con chim vù vù lao xuống, đâm vào những tòa nhà hay những thân cây để chết..


Đã hơn 100 năm nay, người dân nơi đây đã phải chứng kiến cảnh tượng đau xót này mà lực bất tòng tâm..


Họ đã kêu gọi sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng..


Số lượng chim tự sát nhiều đến mức người ta đã cho xây dựng những tháp cao, nhằm quan sát rõ hơn về hiện tượng kì quái này..


Viện nghiên cứu động vật Ấn Độ đã lập hẳn một trung tâm nhằm quan sát, nghiên cứu chim tại khu vực này. .


Họ thống kê các loài chim tìm đến tự sát nơi đây và thành lập hẳn một trung tâm túc trực thường xuyên nhằm kịp thời cứu chữa, nuôi dưỡng những con chim ‘tự sát’ mà không chết..


Có ý kiến cho rằng, hiện tượng hàng loạt chim kéo tới đây và tìm đến cái chết có thể là do thói quen bị thu hút bởi ánh sáng..


Chúng lao thẳng tới nơi có ánh sáng mà không hề có sự đề phòng, vì thế mà dẫn tới hiện tượng bi thảm trên..


Nhưng giả thuyết này không đứng vững, bởi những vùng đất cạnh đó cũng có nhiều tòa nhà, có nhiều ánh sáng, có nhiều chim, nhưng chim lại không chết như ở ngôi làng này..


Một nghiên cứu khác cho rằng, rất có thể vùng đất này có vấn đề về lực điện từ, khiến các loài chim bay tới ngôi làng này và bị mất kiểm soát.. Cư dân nơi đây thì truyền bá vô số điều ma mị liên quan đến chuyện ‘tự sát’ của các loài chim..


Rốt cục, chuyện chim ‘tự sát’ ngôi làng nhỏ của đất nước Ấn Độ này vẫn chìm trong bí ẩn..


Ở Ấn Độ, có một ngôi làng nhỏ bé nhưng vô cùng kỳ lạ, đó là Jatinga, thuộc quận Dima Hasao. Vùng đất này nổi tiếng là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim.
T.H (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nơi hàng ngàn loài chim ùn ùn kéo về... tự sát

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI