»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:06:22 AM (GMT+7)

Những tuyệt chiêu ”khó đỡ” của sinh vật biển Tin ảnh

(15:48:36 PM 09/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Thế giới đại dương muôn màu muôn vẻ nhưng cũng trùng trùng nguy hiểm. Một số sinh vật biển có những tuyệt chiêu tự vệ 'không đụng hàng' để sống sót trong thế giới khắc nghiệt ấy.

Cá đuối



Ảnh: Ralph Lee Hopkins, National Geographic


Cá đuối là một vận động viên duyên dáng, chúng 'bay' qua những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên thế giới bằng cách vỗ vây ngực lớn của mình. Vây được sử dụng như đôi cánh để giúp cơ thể nâng  lên đến khỏi mặt nước đến bảy feet (hai mét) trong không khí. Cá đuối rất ít kẻ thù nên hành động bay vọt lên cao của chúng có thể là một hình thức tán tỉnh hay chỉ đơn giản là ham vui.

 

Mực phủ



Ảnh: Robert Sisson, National Geographic

Con cái của loài mực kỳ lạ này thường tự cô lập mình trong một lớp vỏ mỏng tự tạo. Nó tiết ra vỏ để bao bọc lấy cơ thể mềm yếu của nó. Ngoài ra lớp vỏ này còn có tác dụng để treo thân mình dễ dàng trong cột nước mà không bị chìm. 

 

Sên biển xanh

 

 

Sên biển xanh, một loài thân mềm, nổi bật với hai màu sắc trái ngược để ngụy trang. Trên mặt biển, phần lưng màu xanh sẽ đánh lạc hướng chim săn mồi nhìn từ trên xuống, trong khi màu bạc ở bụng đánh lừa được cá nhìn từ dưới lên. Đây cũng là loài sên dùng độc để tự vệ.

 

Cá nhiệt đới

 


Loài cá đầy màu sắc sống trong những rặng san hô, vẻ ngoài hiền lành che dấu những vũ khí rất ghê gớm. Cá sử dụng một hệ thống độc đáo các gai lồng vào nhau để ngăn chặn những kẻ săn mồi hoặc để treo mình chắn chắn trong các lỗ hổng. Tuy nhiên những ngư dân phát hiện ra rằng có thể hóa giải lớp gai của chúng bằng cách nhấn nhẹ vào vây sống lưng.

 

Cá Mao Tiên



Ảnh: Catherine Fearn


Một nàng tiên xinh đẹp nhưng nguy hiểm. Vây lưng tua tủa gai nhọn mà nếu bị đâm phải sẻ trúng độc. Vẻ ngoài "khủng bố" của chúng mang thông điệp cảnh báo đến kẻ thù.

 

Hải Sâm Bắc Cực 



Ảnh: Antonina Rogacheva, Viện Hải dương học Shirshov, Moscow


Hải Sâm Bắc Cực gần đây đã được phát hiện ở vùng biển sâu và là một trong số 1.250 loài hải sâm được biết đến. Hải sâm là động vật da gai có họ hàng với sao biển và nhím biển. Khi bị đe dọa, chúng phòng thủ bằng một kho vũ khí kỳ quái, trong đó bao gồm việc tiết ra chất nhờn gây dính hoặc 'bỏ của chạy lấy người' bằng cách đẩy cơ quan nội tạng của mình ra khỏi hậu môn.

 

Cá nóc

 


Ảnh: Jeff Rotman, Getty Images

 

Loài cá nóc nổi tiếng là một quả bóng đầy gai khó chịu khi bị đe dọa. Ngoài ra ăn cá nóc có thể chết người.

 

Tôm càng đỏ

 


Ảnh: Doug Perrine, SeaPics


Con tôm đỏ với bộ càng quá khổ của nó trên rạn san hô Belize. Loài động vật giáp xác nhỏ bé này có thể sử dụng cặp càng của mình kẹp chặt con mồi đồng thời kèm theo âm thanh chói tai để gây choáng con mồi. Cú kẹp với lực rất mạnh thậm chí có thể tạo ra một chút tia lửa điện.

 

Cá chình

 


Ảnh: Ken Lucas


Cá chình, vốn không có răng, dạ dày, cũng gần như không có mắt. Nhưng chúng lạ có một cơ chế tự vệ hết sức ghê gớm. 
Khi bị đe dọa, chúng tiết ra một dạng chất nhầy, dính, trơn, đặc quánh và bốc mùi khiến kẻ thù bỏ đi vì thấy gớm ghiếc. Khi nguy hiểm qua đi, cá chình dọn dẹp đám chất nhầy bằng cách kéo cơ thể mình trườn qua lau sạch sẽ.

HOÀI CỔ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những tuyệt chiêu ”khó đỡ” của sinh vật biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI